Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Bản tin 23h của VTV1 về Lễ khai trương Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Bản tin 23h của VTV1 về Lễ khai trương Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên (từ phút thứ 10:43)



F: www.facebook.com/NguyenVanHuyenMuseum
Email: museum(at)nguyenvanhuyen.org.vn
W: www.nguyenvanhuyen.org.vn

Khai trương bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - Thanh niên online

(TNO) Ngày 19.12, tại làng Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội, gia đình cố giáo sư, nguyên Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục đầu tiên của Việt Nam (nay là Bộ Giáo dục - Đào tạo) Nguyễn Văn Huyên đã tổ chức khánh thành bảo tàng mang tên vị giáo sư đáng kính này.
 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận cắt băng khánh thành bảo tàng và trao cho gia đình một số tư liệu, hiện vật liên quan đến cố giáo sư, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên.
bao-tang-nguyen-van-huyenBộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận thăm quan các hiện vật tại bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - Ảnh: Thu Hường
Bảo tàng về cố giáo sư, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên được thành lập theo Quyết định số 6015 của UBND thành phố Hà Nội ngày 18.11.2014. Khu trưng bày của bảo tàng được thực hiện trên một diện tích khoảng 150 m2, giới thiệu gần 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc với nhiều bút tích của các nhân vật khác nhau, được gia đình lưu trữ một cách cẩn thận.
 
Nhiều câu chuyện chân thực, xúc động về cố giáo sư, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên được thể hiện qua các bức ảnh, những trích dẫn thư, nhật ký và cả video ghi lại lời kể, hồi ức của người thân, gia đình, bạn bè đồng nghiệp kể về ông. Thông qua các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng, gia đình ông mong muốn công chúng hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp của cố giáo sư, cùng những đóng góp của ông trong một giai đoạn, thời kỳ lịch sử của đất nước.
 
Cố giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên (1905 - 1975) là nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục và là nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian kỷ lục, tới 28 năm.
 
Cố giáo sư Nguyễn Văn Huyên đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về khoa học xã hội và nhân văn, Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Thu Hường

Khánh thành và gắn biển công trình bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

19:49 ngày 19 tháng 12 năm 2014

VOV.VN - Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên giới thiệu 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc… giới thiệu về cuộc đời cố Giáo sư Nguyễn Văn Huyên.

Chiều nay (19/12), gia đình cố Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức khánh thành và gắn biển công trình bảo tàng Nguyễn Văn Huyên tại làng Lai Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận tới dự và trao một số tư liệu, hiện vật liên quan đến cố Giáo sư- Bộ trưởng  cho bảo tàng.

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên được công nhận theo quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và do toàn thể con, cháu của cố Giáo sư thành lập trên chính quê hương của ông.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trao một số tư liệu, hiện vật cho gia đình 
cố Giáo sư Nguyễn Văn Huyên

Khu trưng bày của bảo tàng Nguyễn Văn Huyên có diện tích khoảng 150m2, giới thiệu gần 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc với nhiều bút tích của các nhân vật khác nhau, được gia đình lưu giữ một cách cẩn thận. Đa số tư liệu có niên đại từ nửa đầu thế kỷ 20, một số từ cuối thế kỷ 19, nhưng cũng có các hiện vật của những năm 1970-1980. Nhiều câu chuyện chân thực, xúc động được thể hiện qua các bức ảnh, những trích dẫn thư, nhật ký và video với chính giọng nói của những người con kể về bố, mẹ, về gia đình, cũng như lời của nhiều bạn bè, đồng nghiệp của ông bà.

Các hiện vật được trưng bày theo 4 chủ đề chính, bố trí trên 4 tầng của tòa nhà gồm: Nền tảng gia đình; Tuổi trẻ của bố mẹ; Bố chúng tôi - một nhà bác học và Bố chúng tôi - một người hành động.
Giám đốc bảo tàng là Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, con trai của cố giáo sư Nguyễn Văn Huyên cho biết, thông qua trưng bày, gia đình ông muốn kể câu chuyện về bố, mẹ, ông bà mình. Bên cạnh đó, việc giữ gìn, bảo tồn các tư liệu, hiện vật của mỗi cá nhân, mỗi gia đình sẽ tạo dựng di sản của địa phương, của đất nước, giúp các thế hệ sau hiểu thêm về lịch sử, xã hội của một thời kỳ, một đất nước.

“Lịch sử của đất nước ta rất phong phú, rất đa dạng nên một bảo tàng nói về một cá nhân, nói về một gia đình sẽ góp phần làm cho chúng ta hiểu lịch sử của đất nước phong phú và đa dạng. Tôi cũng muốn làm bảo tàng ở quê hương của bố tôi để cho thế hệ trẻ của quê hương có thể học tập từ những nghị lực học tập, nghị lực làm việc, nghị lực cống hiến của bố mình. Và làm bảo tàng, chúng tôi muốn gửi gắm một tình cảm của những người con đối với bố mẹ” ông Nguyễn Văn Huy cho biết.

Sau lễ khai khánh thành, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên sẽ đón khách tham quan tất cả các ngày thứ bảy và chủ nhật, từ 9h đến 16h30./.

Minh Hường/VOV – Trung tâm Tin

http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/khanh-thanh-va-gan-bien-cong-trinh-bao-tang-nguyen-van-huyen-371928.vov

Hà Nội: Khai trương Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên tại làng Lai Xá - Vietnam+

Ngày 19/12, gia đình cố giáo sư, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã tổ chức lễ khánh thành công trình bảo tàng Nguyễn Văn Huyên tại làng Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội, quê hương của ông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã tới thăm, gắn biển khánh thành công trình và trao cho bảo tàng một số tư liệu, hiện vật liên quan đến cố giáo sư, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ việc lập nên bảo tàng này không chỉ là việc làm riêng cho gia đình, quê hương cố giáo sư, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên mà cho cả ngành giáo dục, cho sự nghiệp phát triển và bảo tồn văn hóa, lịch sử của đất nước.

Qua những hiện vật tái hiện hoàn cảnh lịch sử khó khăn lúc bấy giờ trong điều kiện đất nước chia cắt làm hai miền Bắc-Nam, có thể thấy được những quyết tâm của ngành giáo dục, ý chí của cố giáo sư-Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên cũng như sự phát triển và những thành quả rất đáng tự hào của nền giáo dục.

Đây là những bài học lớn về ý chí, quyết tâm, tinh thần trách nhiệm mà những người đi sau  phải học tập trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo.

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên do phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, làm chủ sở hữu.

Khu trưng bày của bảo tàng được thực hiện trên diện tích khoảng 150 mét vuông, giới thiệu gần 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc với nhiều bút tích của các nhân vật khác nhau, được gia đình lưu trữ một cách cẩn thận.

Đa số tư liệu có niên đại từ nửa đầu thế kỷ 20, một số từ cuối thế kỷ 19 nhưng cũng có cả các hiện vật của những năm 1970-1980.

Nhiều câu chuyện chân thực, xúc động được thể hiện qua các bức ảnh, những trích dẫn thư, nhật ký và video với chính giọng nói của những người con kể về bố mẹ, gia đình cũng như lời của nhiều bạn bè, đồng nghiệp.

Các hiện vật được trưng bày theo bốn chủ đề chính: Nền tảng gia đình; Tuổi trẻ của bố mẹ; Bố chúng tôi - một nhà bác học và Bố chúng tôi - một người hành động.

Ngoài ra, từ sân thượng du khách sẽ có một cái nhìn bao quát về Lai Xá xưa và nay. Đây là không gian kết nối bảo tàng với các di tích, văn hóa của làng.

Thông qua trưng bày, gia đình cố giáo sư mong muốn kể câu chuyện về bố mẹ, ông bà mình. Bên cạnh đó, mong muốn công chúng hiểu rằng cuộc đời cùng với những tư liệu và ký ức về một con người, một gia đình, góp phần tăng hiểu biết về lịch sử, xã hội và văn hóa của một thời kỳ, một đất nước.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã tặng bằng khen cho phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Huy và trao tặng kinh phí ủng hộ gia đình sản xuất phim tài liệu về cố giáo sư Nguyễn Văn Huyên./.


http://www.vietnamplus.vn/ha-noi-khai-truong-bao-tang-nguyen-van-huyen-tai-lang-lai-xa/297682.vnp

Khai trương bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - Vietnamnet

Bảo tàng về cố giáo sư Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên được toàn thể con cháu thành lập trên chính quê hương  của ông – làng Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội. Bảo tàng chính thức khai trương chiều ngày 19/12.


Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên có phần trưng bày được thực hiện trên một diện tích khoảng 150m2, giới thiệu gần 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc, với nhiều bút tích của các nhân vật khác nhau, được gia đình lưu giữ một cách cẩn thận. Cùng với các kỷ vật của ông Huyên là những kỷ vật của bà Vi Kim Ngọc.
 Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận, Lai Xá, Hà Nội
  Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao tặng tư liệu cho con, cháu GS Nguyễn Văn Huyên
Trưng bày được tổ chức theo 4 chủ đề chính bố trí trên 4 tầng của tòa nhà: Nền tảng gia đình, Tuổi trẻ của bố mẹ, Bố chúng tôi – một nhà bác học, và Bố chúng tôi – một người hành động.
Kiến trúc sư Véronique Dollfus (Pháp) thiết kế trưng bày của bảo tàng theo phong cách rất riêng.
Ông Nguyễn Văn Huy, con trai GS Nguyễn Văn Huyên cho biết thông qua trưng bày, con cháu ông Huyên bà Ngọc mong muốn kể câu chuyện về bố mẹ, ông bà mình. Xây dựng bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, gia đình cũng mong muốn công chúng hiểu rằng cuộc đời cùng với những tư liệu và ký ức về một con người, một gia đình, góp phần tăng hiểu biết về lịch sử, xã hội và văn hóa của một thời kỳ, một đất nước…
Tại buổi khai trương, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã trao tặng gia đình một số tư liệu, hiện vật quý về GS Nguyễn Văn Huyên. “Tôi đến đây để học hỏi, rút kinh nghiệm trong công việc của mình từ những bài học, tư liệu lịch sử trong bảo tàng. Việc lập nên bảo tàng này không chỉ là công việc làm riêng cho gia đình, quê hương mà cho cả ngành giáo dục, cho sự nghiệp phát triển và bảo tồn văn hóa, lịch sử của đất nước, của cách mạng” – ông Luận khẳng định”.
Ông Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) là Giáo sư, Tiến sỹ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam và là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất: 28 năm.
Giáo sư Nguyễn Văn Huyên đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về khoa học xã hội và nhân văn, Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Ngân Anh
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/212780/khai-truong-bao-tang-nguyen-van-huyen.html

Khai trương Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - Nhân dân điện tử

Thứ sáu, 19/12/2014 - 05:16 PM (GMT+7) 
Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phạm Vũ Luận trao tặng hiện vật của cố Giáo sư Nguyễn Văn Huyên cho gia đình
NDĐT - Ngày 19-12, gia đình cố Giáo sư Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã tổ chức khánh thành và gắn biển công trình bảo tàng Nguyễn Văn Huyên tại làng Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phạm Vũ Luận tới thăm và trao cho bảo tàng một số tư liệu, hiện vật liên quan đến cố Giáo sư, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên.
Bảo tàng này do PGS. TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam làm chủ sở hữu. Khu trưng bày của bảo tàng Nguyễn Văn Huyên được thực hiện trên một diện tích khoảng 150m2, giới thiệu gần 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc với nhiều bút tích của các nhân vật khác nhau, được gia đình lưu trữ một cách cẩn thận. Đa số tư liệu có niên đại từ nửa đầu thế kỷ 20, một số từ cuối thế kỷ 19, nhưng cũng có cả các hiện vật của những năm 1970-1980. Nhiều câu chuyện chân thực, xúc động được thể hiện qua các bức ảnh, những trích dẫn thư, nhật ký và video, với chính giọng nói của những người con kể về bố mẹ, về gia đình, cũng như lời của nhiều bạn bè, đồng nghiệp.
Các hiện vật được trưng bày theo bốn chủ đề chính bố trí trên bốn tầng của toà nhà: Nền tảng gia đình; Tuổi trẻ của bố mẹ; Bố chúng tôi - một nhà bác học và Bố chúng tôi - một người hành động. Ngoài ra, từ sân thượng du khách sẽ có một cái nhìn bao quát về Lai Xá xưa và nay. Đây là không gian kết nối bảo tàng với các di tích, văn hoá của làng.
Thông qua trưng bày, gia đình cố Giáo sư mong muốn kể câu chuyện về bố mẹ, ông bà mình. Bên cạnh đó, mong muốn công chúng hiểu rằng cuộc đời cùng với những tư liệu và ký ức về một con người, một gia đình, góp phần tăng hiểu biết về lịch sử, xã hội và văn hoá của một thời kỳ, một đất nước. Việc giữ gìn, bảo tồn các tư liệu, hiện vật của mỗi cá nhân, mỗi gia đình sẽ tạo dựng di sản của địa phương, của đất nước.
QUỲNH NGUYỄN 

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - Câu chuyện một đời người

GD&TĐ - Có lẽ, không có câu chuyện nào làm tôi xúc động đến thế. Không chỉ vì đối tượng chính của câu chuyện là GS. Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và phu nhân mà bởi nó được “kể” từ những tư liệu hiện vật còn nguyên dấu ấn lịch sử dẫu đã qua gần thế kỷ...
Câu chuyện còn được kể bởi tấm lòng của những người con yêu kính và tự hào về cha mẹ mình; Và không thể không bởi vì, câu chuyện ấy lại được “kể” bằng ngôn ngữ bảo tàng hiện đại.

Tác giả (bìa phải) tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
Tâm huyết với di sản mẹ cha để lại
Sự thành công của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên có căn cơ trên nền tảng văn hóa gia đình vững chắc từ bao đời của cả họ Vi và họ Nguyễn, mà cô con gái xuất xứ dòng dõi thượng lưu Vi Kim Ngọc đã cùng chồng “góp từng viên gạch…. 
Sự thành công của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên có căn cơ trên nền tảng văn hóa gia đình vững chắc từ bao đời của cả họ Vi và họ Nguyễn, mà cô con gái xuất xứ dòng dõi thượng lưu Vi Kim Ngọc đã cùng chồng “góp từng viên gạch….”, để hôm nay, các con cháu của ông bà lại tiếp nối truyền thống ấy, phát huy di sản tinh thần mà thế hệ trước để lại. 
Tôi có may mắn được tiếp cận với cuốn sách “Tiếp bước chân cha” do trưởng nữ của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên – bà Nguyễn Kim Nữ Hạnh - chấp bút, từ khi còn là bản thảo, cùng rất nhiều tư liệu để bà làm nên một cuốn “gia sử” có thể nói là có một không hai ấy. 
Càng đọc, càng thấy bị cuốn hút vào những sự kiện liên quan đến dòng họ Nguyễn ở làng Lai Xá, huyện Hoài Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội) và dòng họ Vi ở Lạng Sơn (gốc ở Diễn Châu – Nghệ An), đặc biệt là gia đình Nguyễn Văn Huyên - Vi Thị Kim Ngọc.
Nhưng chỉ đến khi Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên được hình thành ở ngay cái làng nghề ảnh duy nhất cả nước ấy, thì cuốn “gia sử Nguyễn - Vi” mới hiện lên thật sống động và có sức chinh phục mãnh liệt.
Tôi gặp người con dâu duy nhất của ông bà Huyên – Ngọc (theo cách dùng thân mật của chính Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên) là bà Vũ Thị Kim. Bà tâm sự: Đến lúc này, nhiều khi cũng không dám nghĩ là có thể làm được như vậy, mặc dù mọi “nguyên liệu” thì đã được các cụ lưu giữ cẩn thận và con cháu cũng tiếp nối ý thức đó. Anh chị em cũng trăn trở mãi rồi, nhưng đến năm 2010 mới đi đến quyết định. Và quyết tâm bắt tay vào. Không quyết tâm thì không làm được.
Ông Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh thêm: Cụ thể là sau chuyến đi Hà Lan của chúng tôi, và thăm Bảo tàng Anne Frank, quyết tâm của anh chị em chúng tôi mới được khẳng định. 
Tôi nghĩ rằng, chỉ từ cuốn nhật ký của một cô gái Do Thái kể về cuộc sống của cô trong 4 năm sống dưới chế độ phân biệt chủng tộc, bài Do Thái của Hitle và Đức quốc xã mà người ta dựng lại được một bảo tàng sống động về tội ác diệt chủng trời không dung đất không tha ấy. Câu chuyện của bố mẹ chúng tôi, nếu không được “kể” lại bằng ngôn ngữ bảo tàng thì thật đáng tiếc, và cũng là chúng tôi có tội với tiền nhân. 
Rất may, ý nguyện chân thành của chúng tôi nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ trực tiếp của rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp chí thiết của chúng tôi, nên Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên mới có hình hài như hôm nay.
Vâng, đúng là thế. Chỉ là một căn nhà 4 tầng trên khuôn viên khoảng 250m2, họ đã tạo nên được một thiết chế văn hóa có bản sắc riêng, một Bảo tàng gia đình đầu tiên ở Việt Nam. Nhưng, trên hết, sự thành công của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên có căn cơ trên nền tảng văn hóa gia đình vững chắc từ bao đời của cả họ Vi và họ Nguyễn, mà cô con gái xuất xứ dòng dõi thượng lưu Vi Kim Ngọc đã cùng chồng “góp từng viên gạch….”, để hôm nay, các con cháu của ông bà lại tiếp nối truyền thống ấy, phát huy di sản tinh thần mà thế hệ trước để lại.
Giản dị, chân thành và hiện đại
Hãy nghe các con ông bà Huyên - Ngọc nói về mẹ mình và cũng là về bảo tàng này: “Mẹ chăm chút từng kỷ vật của bố: phong bì thư gửi “ông Nguyễn Văn Huyên, Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp”, hay gửi “Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên”, máy nghe nhạc, thẻ thư viện, sổ ghi chép, các tác phẩm khoa học, các tài liệu hành chính... Bà muốn giữ lại mọi thứ để con cháu biết và hiểu về bố, về ông mình.
Khi mẹ về với bố ở thế giới bên kia, bà để lại nhiều cuốn nhật ký về chồng, về các con, các cháu; mỗi cuốn là một tác phẩm với các hình ảnh của chính bà. Bà cũng đã lưu giữ các tài liệu, bản vẽ khi là kỹ thuật viên về Ký sinh trùng (Đại học Y Hà Nội), thư từ và cả những cuốn sổ chi tiêu hàng ngày... Tiếp bước cha mẹ, chúng tôi giữ gìn cẩn thận tất cả những kỷ vật của ông bà».
Và "chúng tôi kể về bố mẹ chúng tôi".
Thật là chân thành và giản dị. Tuy nhiên, họ không kể bằng lời trực tiếp (đại từ “chúng tôi” chỉ được sử dụng ở các pano chính dẫn vào từng gian trưng bày), bởi người ta có thể tìm hiểu thông tin theo cách đó qua rất nhiều tư liệu văn bản khác nhau đã từng công bố trên sách, báo hoặc các chuyên khảo; hay gần gũi nhất là cuốn sách“Tiếp bước chân cha” như đã đề cập ở trên. 
Mà họ dùng ngôn ngữ bảo tàng hiện đại để “kể” câu chuyện về cha mẹ mình, từ hoàn cảnh xuất thân đến học vấn, nhân cách, rồi quá trình họ đến với nhau, và xây dựng mái ấm Huyên - Ngọc.
Quan điểm tiếp cận đó thể hiện trong toàn bộ nội dung và hình thức trưng bày ở Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên.
Những người con đã sử dụng lời kể chuyện của bố, mẹ qua các câu trích thư, nhật ký; trích lời của những người thân nói về bố mẹ, gia đình gắn liền với những hiện vật, nhóm hiện vật hay những tấm ảnh. Bên cạnh đó là một hệ thống video, âm thanh giúp người xem có thể nghe được những câu chuyện sinh động của người trong cuộc.
Gần 400 hiện vật, chủ yếu là tài liệu giấy, các bút tích và ảnh lưu giữ cẩn thận được đưa vào hệ thống trưng bày. Có những tài liệu hiện vật vào cuối thế kỷ XIX, còn đa phần vào nửa đầu và giữa thế kỷ XX. Đặc biệt, trong Bảo tàng có nhiều tấm ảnh quý của gia đình phản ảnh sinh động một phần đời sống xã hội Việt Nam thời hiện đại.
Trong nhiều bức ảnh không có người mà chúng tôi quan tâm nhất: GS Nguyễn Văn Huyên, bởi chính ông là tác giả các bức ảnh đó. Một số tài liệu có chữ ký "tươi" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn rõ nét bút, nét mực.
Toàn bộ 250m2 được sử dụng rất đắc địa cho ý tưởng thiết kế trưng bày. Không gian ngoài ngôi nhà là “Vườn ký ức”, với hàng gạch rêu phong vốn là sân của ngôi nhà xưa của thân mẫu Nguyễn Văn Huyên – cụ Phạm Thị Tý, với cây mác mật Lạng Sơn gợi nhớ quê bà Vi Kim Ngọc cùng những cây vẫn trồng ở ngôi nhà số 2 Trần Hưng Đạo như cây roi, khế, sấu, ổi, chanh, đu đủ.
Cuối vườn ký ức là nhà ngang theo cách gọi truyền thống, dùng làm thư viện, nơi giao lưu của họ hàng, bạn bè, khách thăm cũng là nơi tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh trong tương lai. Ở đó có giới thiệu một số sách trong thư viện Nguyễn Văn Huyên, một mảng sách nghiên cứu về dân tộc học, lịch sử từ khoảng 1930 đến 1945 và một mảng khác, là sách xuất bản bằng giấy bản và giấy dó trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Còn bên trong ngôi nhà là sự đan xen giữa trục ngang của 5 tầng nhà, kể về các chủ đề khác nhau trong gia đình Nguyễn Văn Huyên-Vi Kim Ngọc; và trục dọc theo cầu thang là 36 sự kiện xã hội chính trị trong nước và thế giới của một đời Nguyễn Văn Huyên: từ năm 1905 khi ông sinh ra gắn với chiến tranh Nga - Nhật đến năm 1975 ông tạ thế cũng là kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.
Không thể không kể đến vai trò của thiết kế đồ họa tạo nên một phong cách rất riêng cho Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Mỗi phòng trưng bày được phân biệt với nhau bằng màu sắc nhẹ nhàng; sự thay đổi này cũng được thể hiện ngay trong từng phòng trưng bày. Đồ họa và màu sắc được xử lý hài hòa tạo cho bảo tàng Nguyễn Văn Huyên một không gian vừa giản dị, vừa ấm cúng mà gần gũi, chan hòa như không khí trong một gia đình. 
Giữa không gian ấy, khách tham quan còn được đắm hồn mình trong âm thanh du dương của những bài hát, bản nhạc Việt Nam và Pháp rất quen thuộc một thời, để như được trở về với quá khứ.
Vài lát cắt lịch sử đời người
...Tôi nhìn thấy ông với nét mặt luôn luôn mơ màng và đăm chiêu, cặp mắt long lanh đầy thông minh và nhạy cảm…Ông chẳng bao giờ làm "chính trị" cả thế mà hành động xã hội của ông thuộc loại hữu ích nhất
(Trích "Nguyễn Văn Huyên toàn tập")
Tôi không có tham vọng và cũng là không cần thiết để nói về toàn bộ thân thế và sự nghiệp của người đứng đầu ngành Giáo dục qua suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Điều đó đã được nói đến suốt gần một thế kỷ qua và được tái hiện sống động trong Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên hôm nay.
Nhưng, mỗi người đều có quyền có ấn tượng riêng về một người hành động, một nhà bác học với 9 năm đèn sách ở xứ sở của Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Và cũng chừng ngần ấy năm nghiên cứu về văn minh, văn hóa dân gian và các vấn đề xã hội Việt Nam, 29 năm làm Bộ trưởng giáo dục.
Sự uyên bác đầy tính nhân bản thể hiện rõ trong những hành động cụ thể của GS Nguyễn Văn Huyên. Trong đề tài nghiên cứu “Những vấn đề nông dân Bắc Kỳ” được công bố vào năm 1939 khi ông làm việc tại Viễn Đông bác cổ học viện, ông nhấn mạnh: "Việc làm cơ bản, nếu không thì sẽ chẳng xây dựng được gì vững chắc, chính là giáo dục nông dân. 
Cần phải tiếp nhận những đứa trẻ “quặt quẹo và nghèo khổ” này và thử làm cho chúng trở thành những người có hiểu biết khách quan hơn về lợi ích của mình, có một ý thức hiện đại hơn về đời sống làng xã. Thì đó sẽ  là một bước dài theo hướng thực hiện một đời sống nông thôn tốt đẹp hơn.”
Đây là một tiếp cận xã hội học trong phân tích xã hội đương đại. Bằng những tư liệu sống động của các cuộc điền dã dân tộc học và điều tra xã hội, ông phân tích tình trạng cơ cực của nông dân và chỉ rõ sự yếu kém của chính quyền.
Ngay cả trong những việc nhỏ khi điều hành giáo dục nước nhà, cũng thể hiện sự uyên bác với tinh thần nhân bản đó, khi ông đặc biệt quan tâm đến trí thức. Trong Công điện gửi Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào ngày 25/1/1950 do Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên tự đánh máy và ký, xin điều động ông Lê Văn Thiêm, một Việt Kiều vừa từ Pháp về đang ở miền Đông Nam Bộ ra Việt Bắc để góp phần  xây dựng nền đại học lúc đó rất thiếu các giáo sư. 
Còn Công văn gửi Bộ Tài chính ngày 29/8/1950, ông đề nghị trợ cấp đặc biệt cho GS Đặng Thai Mai 10 vạn đồng để chuyển từ Liên khu IV ra Việt Bắc, mang theo cả mấy bồ sách và đề nghị cho cáng ra vì ông Mai rất yếu, không thể đi bộ được. 
Khi gửi công điện cho Ủy ban Kháng chiến hành chính Khu IV nhờ báo cho  vợ bác sĩ Đặng Văn Ngữ ở trường chuyên khoa Châu Phong (Đức Thọ - Hà Tĩnh) là ông Ngữ từ Nhật Bản mới về  nước, đã ra Việt Bắc an toàn để giảng dạy và lập phòng thí nghiệm tại trường Đại học Y,  mà không về đón vợ được. 
Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên cũng nhờ thông báo cho bà Ngữ biết "Chính phủ sẽ tổ chức đón (bà - TG) ra , không cần lo về sinh hoạt và tài chính, sẽ có giải pháp. Cứ tin tưởng vào Chính phủ và các bạn ở Liên khu IV".
Làm sao có thể không tin một Bộ trưởng như thế, một Chính phủ như thế !
Sự uyên bác với tinh thần nhân bản đó, GS Nguyễn Văn Huyên có được là nhờ được tiếp thu học vấn và văn hóa cũng từ chính những người thầy uyên thâm, bác ái. Một trong những người thầy đó là GS Lucien Lévy Bruhl. 
Đặc biệt, GS Nguyễn Văn Huyên tâm đắc với tác phẩm "Đạo đức và khoa học về các phong tục" (La morale et la science des moeus) của Lucien Lévy Bruhl – đánh dấu một thời điểm quan trọng trong sự nghiệp của tác giả cũng như trong lịch sử tư tưởng nhân loại. 
Khi Lévy Bruhl qua đời vào năm 1939, Nguyễn Văn Huyên đã đau xót viết: "Không những ông (Lévy Bruhl –TG) đã đưa đến cho nền triết học hiện đại một cách tư duy rất độc đáo và mạch dạn, mà suốt đời ông, ông còn biết đem lòng nhân ái sẵn có của mình, thái độ tận tụy, nhiệt tình không mệt mỏi của mình phụng sự cho loài người…
Tôi nhìn thấy ông với nét mặt luôn luôn mơ màng và đăm chiêu, cặp mắt long lanh đầy thông minh và nhạy cảm…Ông chẳng bao giờ làm "chính trị" cả thế mà hành động xã hội của ông thuộc loại hữu ích nhất" (trích trong "Nguyễn Văn Huyên toàn tập").
Sự uyên bác và nhân bản ấy cũng là tinh thần Hồ Chí Minh mà những trí thức tràn đầy lòng yêu nước như Nguyễn Văn Huyên đã một dạ tin, theo. Năm 2003, trong buổi các con của ông bà Huyên - Ngọc đến thăm nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông đã nhận định: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong suốt 30 năm (1946-1975), ông Nguyễn Văn Huyên, đã làm được cho sự nghiệp giáo dục: 
Thứ nhất là chống nạn mù chữ mà ông là người lãnh đạo, một chiến sĩ xung kích.
Thứ hai là lãnh đạo việc dùng tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục ... 
Thứ ba là mặc dù kháng chiến nhưng vẫn xây dựng, giữ vững và phát triển hệ thống các trường học, nhất là các trường đại học trên chiến khu. Thứ tư là động viên, khuyến khích các em học sinh đi học trong những hoàn cảnh rất khó khăn… ".
Trong 70 năm cuộc đời nhà bác học uyên thâm, nhà hành động nhân bản Nguyễn Văn Huyên, có 39 năm song hành với một người phụ nữ đàn hay, vẽ giỏi, nữ công gia chánh tài, và cần mẫn làm khoa học. Hơn hết, bà còn là linh hồn của gia đình Huyên - Ngọc, như bà viết trong bức thư gửi cháu ngoại Nguyễn Kim Hiền: "Biết bao người mong ước trên đời này được sống trong hạnh phúc ấm cúng gia đình… Bà không dám tự hào mãn nguyện, nhưng bà thấy có thể mỉm cười trước ngoài tuổi 70 này. 
Suốt cuộc đời tâm tâm niệm niệm làm điều tốt cho mình, cho người, trong tâm không có điều gì phải ân hận… Với gia đình ta, bà đã xây đắp từng viên gạch nhỏ đầu tiên… Cứ thế cần cù kiên trì tin tưởng, phấn khởi bằng mọi khả năng của mình xây đắp tổ ấm hạnh phúc. 
Suốt 50 năm trời trôi qua, bà không mệt mỏi, bà đã thành công. Bà đã được phần thưởng vô giá, Hiền ạ. Bà có con trai, con gái, con dâu, con rể, cháu nội, ngoại mà bằng ấy trái tim đều có một tâm hồn con người… biết vì lẽ phải, biết vì mọi người để mình sống trọn vẹn. Đấy Hiền ngẫm xem bà có xứng đáng được một phần thưởng quý đó không? …”.
Các thế hệ tiếp nối của mái ấm Huyên - Ngọc đang gìn giữ và phát huy những di sản của ông bà để lại cho con cháu muôn đời, không chỉ của dòng họ Nguyễn - Vi mà còn của cả xã hội.
Rời Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên tọa lạc trên chính quê ông – làng Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội, tôi như thấy ông bà Huyên - Ngọc ở trên cao xanh hiện về, mỉm cười mãn nguyện...

 Nguyễn Thị Trâm

http://giaoducthoidai.vn/van-hoa/bao-tang-nguyen-van-huyen-cau-chuyen-mot-doi-nguoi-482750-c.html

Câu chuyện 3 hiện vật đẹp của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Nhân dịp kỷ niệm 109 năm ngày sinh GS Nguyễn Văn Huyên (16/11/1905), Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trân trọng giới thiệu 3 hiện vật với những người bạn của Bảo tàng qua audio guide. Đây cũng nằm trong kế hoạch phát triển hệ thống giới thiệu hiện vật của Bảo tàng.
 

Hiện vật 1: Cuốn sổ di chúc của mẹ
http://youtu.be/S8_02N4zMVE

Hiện vật 2:  Chiếc đồng hồ của bố
http://youtu.be/aH3mpprpnWM

Hiện vật 3: Cuốn sách giáo khoa lịch sử
http://youtu.be/YFEEz5uFhwQ

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trên Chương trình Không gian văn hóa

“Tôi nghĩ ý nghĩa giáo dục của Bảo tàng này rất là lớn. Và tôi chắc rằng với cách làm của mình để giới thiệu một con người, một gia đình để thông qua đó giới thiệu một cách sinh động lịch sử của đất nước, những bước thăng trầm của đất nước, thì chắc chắn sẽ thu hút được người xem”, Nguyễn Văn Huy.
Giới thiệu Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trên chương trình "Không gian văn hóa", Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 14 tháng 11 năm 2014.  

Giới thiệu Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trên chương trình Không gian văn hóa, Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 14 tháng 11 năm 2014

 

https://www.youtube.com/watch?v=ZPrPcCcK8bw

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên – Một địa chỉ mới của du lịch Hà Nội


Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên được xây dựng trong khuôn viên cũ của dòng Họ Nguyễn làng Lai Xá – xã Kim Chung – huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên được trưng bày nhiều tư liệu, hình ảnh, ghi hình, ghi hồi ký của nhiều nhân chứng về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên.

Được sắp xếp, thể hiện theo tự sự của các con nói về bố mẹ. Tầng 1 của bảo tàng dành để giới thiệu về thân thế họ nội, họ ngoại của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên – một nhà khoa học trẻ và bà Vi Kim Ngọc – một người con gái xuất thân từ một gia đình quyền quý, một dòng HỌ VI trâm anh thế phiệt. Tầng 2 giới thiệu về tuổi trẻ của bố mẹ. Tầng 3 giới thiệu về bố mẹ chúng tôi – Một nhà bác học với kiến thức uyên bác, ông đã bao quát nhiều lĩnh vực như dân tộc, văn hóa dân gian, xã hội học, địa lý và lịch sử. Tầng 4 là chuyên đề “Bố chúng tôi – một người hành động” được thể hiện trong quá trình Cách mạng Tháng tám – 1945 nổ ra, cùng với giới trí thức ông tham gia vận động vua Bảo Đại thoái vị. Không chút do dự, ông tạm gác nghiên cứu khoa học để gánh vác công việc của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ. Là giám đốc Đông phương Bác cổ viện (vốn là EFEO nơi ông làm việc), đồng thời là Tổng giám đốc Đại học vụ, ông đã khởi thảo sắc lệnh số 65 về “Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam” tổ chức lại nền đại học để có thể khai giảng ngay trong năm học 1945-1946. Ông tham gia các phái đoàn của chính phủ Việt Nam đàm phán với Pháp về nền độc lập của đất nước…

Là Bộ trưởng Giáo dục từ năm 1946 – 1975, vượt qua kháng chiến chống Pháp, chiến tranh chống Mỹ, ông lãnh đạo tổ chức nền giáo dục mới trên nền tảng của tinh thần dân tộc, khoa học và đại chúng.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định : “Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong suốt gần 30 năm, ông Nguyễn Văn Huyên đã làm được cho sự nghiệp giáo dục : Thứ nhất là chống nạn mù chữ mà ông là người lãnh đạo, một chiến sỹ xung kích. Thứ hai là lãnh đạo việc dùng tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục. Thứ ba là mặc dù kháng chiến nhưng vẫn xây dựng, giữ vững và phát triển hệ thống các trường học, nhất là các trường đại học trên chiến khu. Thứ tư là động viên, khuyến khích các em học sinh đi học trong những hoàn cảnh rất khó khăn…”

Trong khu vườn của ký ức của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên còn được trồng bởi nhiều loại cây như sấu, cây roi, cây bưởi, cây đào, đặc biệt là cây hoa loa kèn đỏ nở vào mùa hè mà bà Vi Kim Ngọc thường hay vẽ gợi cho ta nhớ đến nơi ông bà Nguyễn Văn Huyên sống và làm việc tại số 2 Trần Hưng Đạo – Hà Nội là những gì tự sự của các con nói về bố mẹ mình.

Đây thực sự là một điểm đến thú vị không chỉ dành cho những ai yêu thích văn hóa, lịch sử và quan tâm đến giáo dục nước nhà mà còn là điểm du lịch mới cho các khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.


Nguyễn Bích Nga
Facebook Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
https://www.facebook.com/NguyenVanHuyenMuseum

Thăm Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

10/11/2014


Hai anh em TS Nguyễn Văn Huyên, 
Nguyễn Văn Hưởng thờ trẻ du học tại Pháp

1. TS. Nguyễn Văn Huy bảo ông không có ý định làm lễ khai trương bảo tàng. Ý tưởng thành lập một bảo tàng riêng về gia đình, nhất là mong muốn giúp cho thế hệ con cháu sau này hiểu về cha mẹ của ông, đã được ấp ủ từ lâu lắm rồi, nay mới trở thành hiện thực. Những người khách đầu tiên đến thăm bảo tàng chính là những người trong họ tộc, bạn bè, con cháu trong đại gia đình.  

Có lẽ cái "chất” của một nhà nghiên cứu về văn hóa dân tộc, những trăn trở về bản sắc Việt đã ngấm sâu và được truyền từ người cha Nguyễn Văn Huyên sang người con trai duy nhất Nguyễn Văn Huy trong gia đình. Tới Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, nghe những người con kể câu chuyện về cuộc đời cha mẹ mình, ta sẽ hiểu thêm rằng tại sao TS Nguyễn Văn Huy- nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã thành công đến thế khi tạo dựng được thương hiệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là một câu chuyện lớn về cuộc đời cụ và vợ - cụ bà Vi Kim Ngọc do con cái kể theo dòng trình tự thời gian. Kết cấu trưng bày tại đây vừa dung dị, gần gũi nhưng cũng thật đặc biệt. Tầng 1: Giới thiệu nền tảng của gia đình, dòng họ;  tầng 2: trưng bày Tuổi trẻ của bố mẹ; tầng 3 là câu chuyện: Bố chúng tôi, một nhà bác học; tầng 4: Bố chúng tôi, một người hành động. Ngoài ra, còn có tầng thượng mà khi đứng đó, sẽ cho cái nhìn toàn cảnh không gian làng quê Lai Xá…

Người  xem sẽ gặp ở đây nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật, hồi ký… mà gia đình kỳ công lưu giữ của nhiều nhân chứng về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Nhiều người đã biết, cụ là Bộ trưởng Giáo dục gần 30 năm, từ năm 1946 – 1975, xuyên suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mấy chục năm liền, vị bộ trưởng ấy đã đóng góp không ngừng nghỉ để lãnh đạo tổ chức nền giáo dục mới trên nền tảng của tinh thần dân tộc, khoa học và đại chúng. Nhưng từ những câu chuyện kể ở bảo tàng này, người xem có cơ hội tìm hiểu về những đóng góp của cụ trong quá trình gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt.

2. Câu chuyện hôn nhân của TS Nguyễn Văn Huyên với vợ-  cụ Vi Kim Ngọc cũng gợi nhắc cho người xem sự chuyển mình đáng nhớ của một xã hội những năm đầu thế kỷ XX. Trong phần trưng bày về Tuổi trẻ của bố mẹ có đoạn giới thiệu: Bố mẹ cưới nhau năm 1936-  một đám cưới của tầng lớp thượng lưu. Thời bấy giờ hôn nhân dựa trên tình yêu chưa phổ biến. Để có được tình yêu của mình, mẹ- một thiếu nữ 16 tuổi đã dám đấu tranh với cha mình để hủy hôn ước mà bố mẹ đã hứa với một gia đình "môn đăng hộ đối” khi bà mới tròn 13 tuổi. Rồi mẹ gặp bố qua sự giới thiệu của một người bạn cũng là một trí thức Tây học. 

Ngày ấy, cưới xin là một sự kiện xã hội. Câu chuyện từ chối hôn nhân do gia đình sắp đặt của cụ bà Vi Kim Ngọc minh chứng cho một xã hội đang vận động vào những năm 30 của thế kỷ XX, khi các "làn gió mới” phương Tây đã thấm vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân. Vì thế, hôn nhân của 2 cụ ghi dấu một sự chuyển đổi quan trọng của xã hội, từ quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” – sang tự do yêu đương. 

Sự chuyển dịch quan niệm về vấn đề hôn nhân và gia đình thời bấy giờ cũng được chỉ ra cho người xem thấy rõ. Rằng ở thời kỳ trước đó, nếu như  đàn ông là phải "năm thê bảy thiếp” thì tới thời kỳ của TS Nguyễn Văn Huyên những quan niệm này đã bị gỡ bỏ. 

3. Theo TS Nguyễn Văn Huy, việc hoàn thiện Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên vào năm 2014 rất có ý nghĩa với gia đình. Bởi năm nay cũng là cái mốc đánh dấu tròn 80 năm cụ bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học (1934- 2014). Hơn thế, những ngày này, cả nước đang hướng tới kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, với các con cháu trong gia đình, dòng họ, cụ Nguyễn Văn Huyên không chỉ là một người cha, người ông mà còn là một người thầy vĩ đại, một tấm gương để hậu thế tự hào. Gửi gắm tất cả tâm huyết vào Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, vợ chồng TS Nguyễn Văn Huy và các anh chị em, con cháu mong muốn gửi tới cụ lời tri ân sâu sắc nhất.


TS Nguyễn Văn Huy giới thiệu về phần trưng bày dòng họ

Bảo tàng trưng bày khoảng gần 400 hiện vật, chủ yếu là tài liệu giấy, các bút tích và ảnh. Có những tài liệu hiện vật vào cuối thế kỷ XIX, còn đa phần vào nửa đầu và giữa thế kỷ XX. Tại đây giới thiệu nhiều tấm ảnh quý của gia đình, phản ảnh sinh động một phần đời sống xã hội Việt Nam thời hiện đại. Một số tài liệu có chữ ký "tươi” còn rõ nét bút, nét mực của Bác Hồ. Bảo tàng có một hệ thống video giúp người xem có thể nghe được những câu chuyện sinh động do những người trong cuộc kể như mẹ, các chú các bác ruột hay đồng nghiệp kể về bố, về mẹ.

Quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học Nguyễn Văn Huyên của Đại học Thái Nguyên

Quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học Nguyễn Văn Huyên của Đại học Thái Nguyên

Nguyễn Văn Huyên - Một tấm gương về nhân cách

10:56:00 04/02/2011
Đầu tháng 11/1946, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội (khóa I) nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Liên hiệp quốc dân được thành lập, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong số 14 vị bộ trưởng, có Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Trước khi trở thành người đứng đầu ngành giáo dục của nước Việt Nam mới, Nguyễn Văn Huyên đã đỗ Tiến sĩ Văn khoa năm 1934 tại Pháp, từng là giáo sư tại những ngôi trường danh tiếng như Trường Bưởi, Đại học Đông Dương, Trường Viễn Đông Bác cổ... Ông cũng có vinh dự đặc biệt là được tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nước Pháp giữa năm 1946, để  mưu cầu nền hòa bình giữa hai dân tộc Việt - Pháp...
Bền lòng nuôi chí lớn
"Đây là tập sách "Hội Phù Đổng" bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Hà Nội năm 1938, do cha tôi là tác giả"... PGS.TS Nguyễn Văn Huy, người con trai út của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên trân trọng lật giở những trang sách đã ngả màu thời gian, được viết cách nay hơn 70 năm. Trong chiếc tủ gỗ, nơi lưu giữ những cuốn sách, công trình nghiên cứu của "ông Nghè" Nguyễn Văn Huyên, được đặt tại phòng khách của gia đình; tôi nhận thấy sự chăm chút, nâng niu gìn giữ những di sản vô giá không chỉ của gia đình, mà của cả nền văn hóa Việt Nam.
Chỉ tay vào một số kỉ vật, PGS.TS Nguyễn Văn Huy "thuyết minh": "Đây là chiếc mũ sắt cha tôi thường dùng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Quả trứng đà điểu này, nhân một chuyến công tác tại Phi châu những năm 1960, ông mang về để học trò có thể mục sở thị một mẫu vật rất quý hiếm thời đó"...
Nhìn quanh căn phòng khách ấm cúng trong ngôi nhà ở đầu phố Trần Hưng Đạo - Hà Nội, nơi trang trọng nhất đặt bàn thờ ông bà Nguyễn Văn Huyên, có hai pho tượng Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và phu nhân Vi Kim Ngọc. Trên tường, có những bức tranh tĩnh vật mà tác giả là Vi Kim Ngọc, cô tiểu thư khuê các sinh trưởng trong một gia đình trâm anh thế phiệt nổi tiếng Việt Nam đầu thế kỷ XX...

Gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên.
Thường thì nhiều người vẫn thân mật gọi TS Nguyễn Văn Huyên là "ông Nghè". Nguyễn Văn Huyên chào đời năm 1905 tại một ngôi nhà trên phố cổ Thuốc Bắc, Hà Nội. Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học và làm nghề bốc thuốc (quê gốc làng Lai Xá, xã Kim Chung, Hòa Đức, Hà Nội hiện nay); tuy gia đình không giàu có, nhưng với quyết tâm nuôi con ăn học thành tài, Nguyễn Văn Huyên được mẹ cho đi du học từ năm 1926... Trong ký ức của cậu bé Nguyễn Văn Huyên, vẫn hiển hiện lời thơ mẹ viết gửi hai con trai (Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Văn Hưởng) đang du học ở Pháp: "Người ta sinh ở trên đời/ Phải học cho được nghề tài mới hay/ Người nghề ấy, kẻ nghề này/ Trước là ích quốc, sau này lợi dân"... Hoặc trong bài thơ "Khuyên con", thân mẫu của Nguyễn Văn Huyên viết: "Con ơi nghe mẹ nhời này/ Muốn khôn thì phải tìm thầy học nên/ Làm sao cho trả nghĩa đền/ Để yên việc nước kẻo phiền mẹ cha/ Làm trai yêu nước quên nhà/ Nước kia có vẹn thì nhà mới xong/ Sách có câu tạo thế anh hùng/ Văn minh hai chữ so cùng Mỹ - Âu"...
Không phụ niềm tin và sự kì vọng của gia đình, mặc dù vừa đi học, vừa phải dạy thêm kiếm tiền trang trải trong thời gian du học ở xứ người; song hai anh em Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Hưởng đều vinh quy bái tổ. Nguyễn Văn Huyên đậu cử nhân Văn chương năm 1929, cử nhân Luật học năm 1931 và năm 1934, trở thành người ngoại quốc đầu tiên tại Đại học Sorbonne được trao học vị Tiến sĩ Văn khoa, với luận án chính nổi tiếng: "Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam", cùng luận án phụ: "Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á".
Lấy nghiệp giáo giúp người
Nền giáo dục nước Pháp trong thập kỉ 30 của thế kỉ XX ghi nhận những tên tuổi trí thức Việt Nam nổi bật như Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn... Sau khi đạt tới đỉnh cao về học vấn, Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Mạnh Tường trở về Việt Nam dạy học tại Trường Bưởi (tên chính thức theo cách gọi của người Pháp là Lycée du Protectorat - Trường Trung học bảo hộ).
Trong cuộc đời khoa học của mình, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đã chuyên tâm nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam và có hàng chục công trình nghiên cứu nổi tiếng về văn học dân gian, lễ hội truyền thống, kiến trúc dân tộc, địa lí, lịch sử, cấu trúc giai tầng xã hội nông thôn...
Năm 1938, ông hoàn thành tập sách "Hội Phù Đổng" bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Hà Nội. Cuốn sách này, sang thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI vẫn là tư liệu cơ bản để các cơ quan chức năng Việt Nam nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị và được UNESCO công nhận Hội Gióng đền Phù Đổng là Di sản văn hóa thế giới. Năm 1944, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đã công bố một công trình nghiên cứu có giá trị là "Văn Minh Việt Nam"; trong đó khẳng định nền văn hóa, văn minh của dân tộc Việt Nam đã có bề dày truyền thống...
Ông Nguyễn Văn Huyên và bà Vi Kim Ngọc, năm 1935.
 

Ngay từ năm 1944, khi trả lời phỏng vấn báo Tri Tân, ông đã khẳng định những giá trị và cần bảo tồn Văn Miếu - Quốc Tử Giám: "Theo ý tôi có hai cách, một là sửa sang khu Văn Miếu cho có vẻ mĩ quan, lẽ cố nhiên nên theo quan điểm Á Đông, tu bổ các nhà văn của Văn Miếu làm thành một cái thư viện cho cả nước, thu thập hết thảy các sách bằng chữ Nho, Quốc ngữ và tiếng ngoại quốc nói về Á Đông và có quan hệ đến nền quốc học nước ta. Cách thứ hai là làm Văn Miếu như xưa thành một giảng đài, cho các bậc cựu học và tân học đủ tín nhiệm đến đó giảng về các bậc tiên hiền thờ trong Văn Miếu vì tôi xét nhiều người không biết Văn Miếu là thế nào và thờ những ai"... 
Là một nhà trí thức yêu nước, ngay từ năm 1938, ông Nghè Nguyễn Văn Huyên đã tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ; từng ký tên vào bức điện yêu cầu Vua Bảo Đại thoái vị, trao quyền lãnh đạo đất nước cho Việt Minh... Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Nghè Nguyễn Văn Huyên được Bác Hồ và quốc dân tín nhiệm, trở thành vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong 29 năm liên tục. Trên cương vị này, ông đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp trồng người và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học xã hội và Nhân văn. Tên của ông được đặt cho một số trường học và một con đường chạy qua Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (tại Hà Nội), nơi người con trai của ông là PGS.TS Nguyễn Văn Huy từng là Giám đốc.
Gần 30 năm đảm trách cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đã có nhiều đóng góp chấn hưng nền giáo dục, văn hoá của nước nhà. Ông là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư…
GS Nguyễn Lân Dũng, người con rể của "ông Nghè" Nguyễn Văn Huyên kể lại một kỉ niệm: Là con rể sống cùng gia đình, tôi rất hiểu cụ. Cả cuộc đời cụ sống rất trong sáng. Sau khi cụ mất thì gia đình mới biết, cụ có cả một "kho tài sản" ở bên cơ quan Bộ. Đó là ngăn tủ đựng những món quà sau những lần đi công tác nước ngoài phía bạn tặng, lúc thì cái máy ảnh, lúc thì máy ghi âm… Tất cả cụ để ở cơ quan Bộ. Cụ quan niệm rằng đây là người ta tặng Bộ trưởng chứ không phải tặng cá nhân cụ. Cụ sử dụng những món quà này để tặng lại các địa phương hoặc tặng những giáo viên nghèo. Không chỉ những món quà bằng hiện vật mà kể cả tiền nhuận bút duyệt sách, phụ cấp đại biểu Quốc hội, cụ cũng để lại dành làm quà tặng…
Xuân về Tết đến, ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của "ông Nghè" Nguyễn Văn Huyên, chúng ta càng thêm hiểu và khâm phục tấm gương của một người trí thức tiêu biểu trong thời đại Hồ Chí Minh.

 
http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2011/2/143889.cand
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gs-nguyen-van-huyen-mot-tam-guong-ve-nhan-cach-455661.htm

Hội Giá ở làng Yên Sở

Nhân mấy hôm nữa là 10 tháng ba âm lịch (9/4/2014) khai mở Hội Giá ở làng Yên Sở, nơi thờ vị thành hoàng làng Lý Phục Man. Tôi lần giở lại cuốn sách cụ Nguyễn Văn Huyên viết về vị thần này, được công bố năm 1938, để đọc lại chuẩn bị đi dự hội.

Năm 1938 cụ Huyên đã dự hội này trong suốt 17 ngày.

76 năm đã qua đọc sách mà thấy như tươi mới. Ý tứ, tư tưởng nghiên cứu rất rõ ràng. Nhiều gợi mở từ đó đến nay chưa được tiếp nối. Thật đáng tiếc.

Lời cụ Nguyễn Văn Huyên:

"Từ một thời kỳ ngắn ngủi chỉ độ nửa thế kỷ (543-601 SCN) đã có đến 7 vị thần lớn xuất hiện (Lý Bí, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử, Nhã Lang, Lý Phục Man, Trương Hống, Trương Hát). Theo chỗ chúng tôi biết, thì khoảng 200 làng ở đồng bằng Bắc Kỳ hiện nay lập đình thờ các vị thần này và thờ kính rất sùng kính. Ngay dù ta chỉ đứng trên quan điểm dân tộc học, thì ta cũng nên nghiên cứu sự phát triển những truyền thuyết và những lệ thờ cúng này.

Chắc chắn việc Bộ Lễ của nhà Hậu Lê công bố tiểu sử các vị thần đã phần lớn làm cho các truyền thuyết trở thành đồng nhất. Nhưng cũng chắc chắn rằng các làng có cùng một thành hoàng đều đã không thấy diễn ra những phép lại giống như nhau.

Một điều sẽ bổ ích là tiến hành một cuộc điều tra rộng rãi trong phạm vi các vị thần của thời Tiền Lý này, là thời kỳ chìm trong bóng tối khó hiểu nhất trong lịch sử nước Việt Nam và, do đấy, là thời kỳ dễ làm chất liệu nhất cho những sáng tạo huyền thoại dân gian, thời kỳ đã lùi khá xa trong dĩ vãng để có đủ thời gian cho những triển khai rộng rãi trong ý thức của làng xã Việt Nam. Nên xem các vị thần này có được thờ đồng thời với những vị thần khác không, và việc xếp vào thờ chung như thế đã diễn ra như thế nào.

Việc nghiên cứu có hệ thống văn học truyền miệng, nghiên cứu văn bia và kiến trúc các đền của chừng 200 làng đó là cực kỳ quan trọng đối với lịch sử các tôn giáo của người Việt Nam cũng như lịch sử định cư ở châu thổ Bắc Kỳ"
(Góp phần nghiên cứu một vị thành hoàng Việt Nam: Lý Phục Man, trong: Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tr. 294-295).


Facebook đăng ngày 8 tháng 4 năm 2014

PGS. TS Nguyễn Văn Huy: Không thể là “nhà dân tộc học ghế bành”



(30/03/2014)
Nói về Giáo sư, cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, PGS.TS Nguyễn Văn Huy bảo rằng bài học lớn nhất ông nhận được từ người cha và đã thực hiện trong cuộc đời làm khoa học của mình là trí thức phải gắn với thực tiễn, không phải là làm khoa học trên sách vở.
 
Dù mái đầu đã bạc trắng, PGS. Nguyễn Văn Huy
vẫn "trên từng cây số” đến với bà con
 
Khi chúng tôi đặt vấn đề với PGS. Nguyễn Văn Huy về câu chuyện của trí thức thời đại ngày nay, ông nói ngay không chần chừ: "Người trí thức ở thời kỳ nào, nếu muốn có đóng góp đều phải bám vào thực tiễn một cách sâu sắc với mục tiêu rất rõ ràng. Thực tiễn giúp cho người trí thức bay cao, bay xa, có những phát hiện và làm được việc có ích cho xã hội. Cũng chỉ có thực tiễn mới giúp cho người trí thức có những đóng góp tốt nhất, tình cảm tốt nhất đối với con người, xã hội đương thời. Tình cảm đó chính là tình yêu quê hương đất nước”.
 
"Bộ trưởng ngồi xổm dự giờ”
 
GS. Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục lâu nhất của Việt Nam là một minh chứng điển hình của người trí thức bám sát thực tiễn. Trong gần 30 năm làm Bộ trưởng, dù là trải qua 2 cuộc kháng chiến gian khổ và ác liệt nhất, GS. Nguyễn Văn Huyên luôn đều đặn đến các Sở, Ty giáo dục không chỉ ở đồng bằng mà còn lên miền núi, xuống tận các trường học dự giờ giảng của các thầy cô giáo… Ông là vị bộ trưởng đầu tiên lên vùng Bảo Lạc (Cao Bằng) những năm 60.
 
Một câu chuyện thú vị về tiết dự giờ của GS. Nguyễn Văn Huyên diễn ra tại trường Mẫu giáo-Vỡ lòng xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) (nay là trường Mầm non) vào cuối những năm 60 mà các thầy cô giáo ở đây luôn nhắc đến. Ông trực tiếp xuống thẳng lớp học để dự giờ, cô giáo và học sinh, ngay cả ban giám hiệu nhà trường cũng không được báo trước. Cô cứ dạy, trò cứ học, còn Bộ trưởng (mãi sau này cả lớp mới biết) và 3,4 cán bộ đi cùng ngồi xổm ngay ở  cửa ra vào của lớp học để theo dõi tiết học… 
 
"Nhìn lại cuộc đời cha tôi, tôi cho rằng những gì cụ làm được đều bắt nguồn từ việc nắm được bài học thực tiễn. Trí thức thời xưa cần và họ đã bám sát thực tiễn như thế nào thì với trí thức ngày nay, vai trò của thực tiễn cũng quan trọng như thế”, PGS. Nguyễn Văn Huy bày tỏ.
 
Là một nhà dân tộc học, PGS. Nguyễn Văn Huy cũng giống như cha mình chưa bao giờ là một nhà "dân tộc học ghế bành” (Một thuật ngữ chỉ những người không đi điền dã, chỉ ngồi nhà đọc tài liệu). Ông luôn đề cao vấn đề đi điền dã để hiểu và nắm bắt thực tiễn. Không chỉ trong những năm tháng tuổi trẻ sôi nổi, mà giờ đây khi mái đầu đã bạc trắng bạn bè vẫn thấy ông "trên từng cây số” khi thì trên một bản vùng cao, lúc thì ở một vùng biên cương của Tổ quốc…
 
"Con đường Hạnh phúc năm 1972 tôi đi thì từ năm 1964, 1965, cha tôi đã đặt chân đến. Ngày ấy, đi ô tô từ thị xã Hà Giang tới Đồng Văn, Mèo Vạc cũng phải mất 3 ngày. Rồi lại ba lô đi bộ đến các bản làng xa xôi. Chúng tôi đã ăn cùng, ở cùng với bà con dân bản hàng tháng trời. Trong ba lô của chúng tôi luôn mang theo từ võng đến gạo, đến lương khô. Khí hậu khắc nghiệt, lạnh buốt, bệnh sốt rét,… Tất cả những khó khăn ấy khó mà kể hết. Nhưng điều quan trọng và hạnh phúc ở mỗi chuyến đi ấy đã giúp tôi tiếp cận với cuộc sống, giúp nhận biết, phát hiện được những tri thức, kinh nghiệm mà người dân đã tích lũy từ bao đời rất cần cho lĩnh vực nghiên cứu của mình. Mỗi chuyến đi thực tế ấy giúp xây dựng tình cảm với những con người mình tiếp xúc và lớn hơn là tình yêu đất nước”, PGS. Nguyễn Văn Huy nhớ lại.
 
Đi… với sự nung nấu
 
PGS. Nguyễn Văn Huy đã từng đến nhiều bảo tàng nước ngoài ở Pháp, Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật Bản… Với tâm niệm mỗi chuyến đi chính là cơ hội để nạp năng lượng, tri thức nên ông  đã tranh thủ đến mức tối đa. Hàng ngàn bức ảnh, các ghi chép bằng giấy bút, các băng ghi âm… được ông lưu giữ cẩn thận từ những năm 1990 đến nay là những tư liệu vô giá có thể sử dụng mãi không những giúp cho công việc của mình mà còn để truyền lại cho đồng nghiệp, cho thế hệ trẻ.
 
Hành trang ông mang theo trong mỗi chuyến công tác không thể thiếu máy ảnh, sau này là máy quay phim nhỏ, rồi máy ghi âm. Riêng những cuốn sổ và chiếc bút khi xưa nay đã được thay thế bằng chiếc ipad. Ông bảo, công cụ này giúp mình làm nhanh, tiện lắm nhưng tinh thần thì thời nào cũng thế. Phải luôn đặt câu hỏi đi để làm gì. Phải mang lại cái gì đó cho xã hội, cho ngành của mình, cho đơn vị mình. Nghĩa là phải có sự nung nấu về mục tiêu. Nếu không, những chuyến đi sẽ trở nên lãng phí mà tính hiệu quả lại ít.
 
"Mỗi người đều có đôi mắt và một cái đầu. Vấn đề là mối quan tâm của mình như thế nào. Mỗi chuyến đi thực tế có thể thu lượm được những tri thức hữu ích tuy chưa sử dụng ngay. Nhưng với thời gian tất cả những kinh nghiệm đó tích tụ dần lại, giúp chúng ta giải quyết vấn đề cuộc sống đặt ra”, PGS. Nguyễn Văn Huy chia sẻ. "Tiếc là bây giờ, khi việc đi lại trở nên dễ dàng hơn trước nhiều thì những chuyến đi của các bạn trẻ lại có phần bàng bạc. Kể cả nhiều nhà dân tộc học, nhà nhân học cùng lắm cũng chỉ điền dã trong vòng 1 tuần. Ít khi người ta ngủ trong bản, ở với dân mà chủ yếu làm việc với chính quyền…  Đó là một thiệt thòi, vì ít ai hiểu buổi tối cuộc sống ở đó diễn ra thế nào, những băn khoăn, trăn trở của họ ra sao. Nên nhiều nghiên cứu của chúng ta vẫn chỉ "chuồn chuồn đạp nước”, thiếu sự sâu lắng và tình cảm cũng hời hợt”.
 
"Nhà nước chúng ta bỏ ra rất nhiều tiền cho các đoàn đi nghiên cứu, khảo sát nhưng kết quả của không ít các chuyến đi đó, tôi biết hầu như không đáng bao nhiêu. Ngay trong lĩnh vực bảo tàng, người ta tổ chức những chuyến đi ra nước ngoài. Họ đến thăm 1 bảo tàng nhưng có người lại không muốn vào trong bảo tàng, chỉ ngồi ngoài chờ đi siêu thị? Cũng có người làm chuyên môn họ quan tâm nhưng rồi người ta có đưa được các kinh nghiệm học được ở bên ngoài về đến đơn vị hay không, có áp dụng được hay không lại là vấn đề khác…”, PGS. Nguyễn Văn Huy trăn trở. 
 
Lam Nhi
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1434&Style=1&ChiTiet=79026

Di sản của một Bộ trưởng

Tư tưởng dân chủ để tập hợp đông đảo trí thức và các tầng lớp xã hội khác cùng đóng góp trí tuệ xây dựng nền giáo dục của ông đã được hình thành ngay từ buổi đầu cách mạng và xuyên suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
"Nói tới giáo sư Nguyễn Văn Huyên, là nhớ tới ba bài học phát triển giáo dục đại học thời kỳ đầu của đất nước. Trong điều kiện kháng chiến chống pháp vô cùng khó khăn nhưng nền đại học vẫn được duy trì. Tư tưởng dân chủ để tập hợp đông đảo trí thức và các tầng lớp xã hội khác cùng đóng góp trí tuệ xây dựng nền giáo dục của ông đã được hình thành ngay từ buổi đầu cách mạng và xuyên suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp...".
Kỷ vật của cha
Khoảng quý 2 năm 2014, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên sẽ mở cửa đón công chúng. Bảo tàng gọn nhỏ nằm trong khuôn viên ngôi nhà 4 tầng với diện tích khoảng gần 250m2 ở Lai xá - Hoài Đức, Hà Nội - quê nội của chúng tôi.
Bảo tàng có 3 chủ đề trưng bày, giới thiệu về tuổi trẻ của cha mẹ chúng tôi, câu chuyện nghiên cứu khoa học của cha và những hoạt động của ông trong gần 30 năm lãnh đạo nghành giáo dục. Cùng với câu chuyện của cha là những câu chuyện của mẹ, về cuộc sống gia đình chúng tôi trong những năm chiến tranh; những thăng trầm trong cuộc sống, những kỷ niệm, những dấu ấn khó phai của một gia đình nhỏ mà qua đó nói về cả xã hội, đặc biệt là giới trí thức.
Phần trưng bày cũng sẽ tái tạo lại căn phòng làm việc của cha khi ông là một nhà nghiên cứu dân tộc học vào những năm 1936- 1945. Các câu chuyện trong mổi chủ đề trưng bày sẽ được kể bằng cả ảnh tư liệu và các hiện vật gốc với mong muốn cho công chúng một cái nhìn thật nhất, một ấn tượng khó phai nhất về một thời điểm lịch sử nhất định.
Những ngày giáp tết Giáp Ngọ, chúng tôi ngồi soạn, xem lại các món kỷ vật của cha từ hồi học đại học rồi làm nghiên cứu sinh tại Pháp niên khóa 1929- 1930, 1930 - 193; những ghi chép bài giảng của GS Marcel Granet - một học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu về văn minh Trung Hoa, hay Marcel Mauss - một nhà xã hội học bậc thầy, một trong những cha đẻ của nền nhân học Pháp; các thẻ thư viện, phích phiếu tư liệu, phiếu phỏng vấn điền dã khi chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ; đến các thông báo, thư mời dự buổi bảo vệ luận án, các tin tức và bình luận đăng trên báo chí Pháp và trong nước khi ông trở thành người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn chương tại trường đại học Sorbone, Paris, năm 1934...
Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Huy, bảo tàng, sử học
Tháng 6-1955: ông Nguyễn Văn Huyên (hàng đầu, bên trái) trong đoàn đại biểu Chính phủ VN dự một cuộc tiếp tân tại Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi hàng ghế phía sau - Ảnh tư liệu
 Tất cả đều được ông sắp xếp và cất giữ nguyên vẹn. Trong thư viện của ông  con lưu giữ hàng trăm cuốn sách tiếng Pháp được ông mua hay do những vị giáo sư nổi tiếng, những người thầy như Jean Przyluski hay đồng nghiệp G.Coedes, V.Goloubew, Paul Mus, Paul Levy, P.Huard, M.Durand, Phạm Duy Khiêm, Vũ Văn Hiền... đề tặng cùng rất nhiều sách chữ hán được ông siêu tập hoặc thuê các nhà nho chép lại. Có cả một lá thư viết tay của nhà thơ Pháp viện sĩ Paul Valery gửi ông ngày 22.3.1934 khi nhận được cuốn hát giao duyên của trai gái Việt Nam - Một trong hai cuốn sách đầu tay của ông sản xuất tại Pháp...
Bảo tàng sẽ giới thiệu đến công chúng những bước đi đầu tiên và sự phát triển giáo dục của Việt Nam trong 30 mươi năm từ 1945- 1975: Đó là những tư liệu về khoa học xã hội và nhân văn cách đây gần cả thế kỷ.
Còn những tư liệu, hiện vật trong suốt gần 30 năm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục thì vô cùng phong phú: những bút tích Hồ Chủ Tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các ghi chép khi họp hội đồng Chính phủ hay kiểm điểm chỉnh huấn giữa các vụ bộ, thứ trưởng, thành viên của Chính phủ kháng chiến; các công văn giấy tờ đánh máy trên giấy bản, giấy dó gắn với nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử nền giáo dục nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; con dấu bằng chì đúc tên ông dùng thời kỳ ở chiến khu Việt Bắc; thời khóa biểu và bài giảng tại đại học Pháp lý những năm 1950; các bản thảo sách giáo khoa ông biên soạn Sử ký ( tập 1 và tập 2) hay các tài liệu dịch như Biểu thống kê kinh tế để giảng dạy cho học sinh trung học chuyên khoa.
Di sản của một vị bộ trưởng
Cha tôi sinh ngày 16.11.1905. Nhìn lại tiểu sử của cha, tình cớ chúng tôi thấy có hai ngày trong tháng 11 quan trọng với ông: Ngày 15.11.1945, trong bài diễn văn đọc tại lễ khai giảng năm học đầu tiên của Đại học Quốc gia Việt Nam, ông nêu lên tôn chỉ, tâm huyết của mình đối với sự nghiệp giáo dục. Tháng 11.1946, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Không phải là đảng viên, ông vẫn được tín nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong gần 29 năm.
Cha tôi gắn bó với sự nghiệp giáo dục, nhất là sự nghiệp giáo dục đại học nước nhà ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Ông Vũ Đình Hòe - Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục đầu tiên của chính phủ lâm thời - nhớ lại, khi mời Nguyễn Văn Huyên làm cố vấn cho bộ thì ông đã nói: "Tôi đâu dám. Cố vấn cho bộ phải là một hội đồng. Hội đồng Quốc gia giáo dục. Tôi sẽ tìm các vị cố vấn cho anh(1)". Và "một đạo sắc lệnh ngày 10-10-45 đã thiết lập một hội đồng cố vấn Học chính để giúp bộ Quốc gia giáo dục giải quyết các vấn đề giáo dục(2)".
Dựa vào hội đồng cố vấn những tri thức tài ba và có nhiều kinh nghiệm là một cách làm dân chủ và khôn ngoan để lắng nghe những ý kiến đóng góp và phản biện với chủ trương và biện pháp phát triển giáo dục.
Tư tưởng dân chủ để tập hợp đông đảo trí thức và các tầng lớp xã hội khác cùng đóng góp trí tuệ xây dựng nền giáo dục của ông đã được hình thành ngay từ buổi đầu cách mạng và xuyên suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Với tư cách là Tổng Giám đốc Đại học vụ, ông trực tiếp lãnh đạo nghành đại học và Đại học Quốc gia ở Hà Nội. Tại buổi lễ khai giảng trường Đại học Quốc gia Việt Nam tổ chức vào ngày 15.11.1945 tại Hà Nội, cha tôi đã đọc một bài diễn văn quan trọng xác lập những nhiệm vụ và đường hướng phát triển nền đại học lúc bấy giờ.
Ông nhấn mạnh trọng trách của giáo dục đại học : "Chúng tôi cảm thấy cùng có trách nhiệm đào tạo một số đông những người có đủ đức tính và khả năng để lãnh đạo cho quần chúng, những bậc quân tử, nều các ngài cho phép tôi dùng một chữ cổ, trong nghĩa cổ, của một nền văn minh Đông phương, những người vừa biết trau dồi về kiến thức để có thể tự biết phẩm bình mọi lực lượng văn minh, vừa biết xử sự về thực tế để có thể đem áp dụng ngay trong đời sống những điều hiểu biết của mình, để cùng anh chị em đồng bào các giới nêu cao ngon quốc kỳ trong mọi cơn giông tố, và trong mọi cuộc họp quốc tế về văn hóa trên nền hòa bình, công lý, tự do, hạnh phúc,bác ái xán lạn của nhân loại mai sau(3).
Điều đặc biêt là diễn văn khai mặc của ông đã thể hiện một tư tưởng hoàn toàn mới trong việc hình thành đội ngũ giáo sư giảng dạy ở đại học lúc đó. "Vấn đề giáo sư, chúng tôi có trách nhiệm là lập hẳn một ngạch mới vì nền tảng (thời) Pháp thuộc để lại đã quá mỏng yếu. Trong sự lựa chọn giáo sư là những vị có nhiệm vụ tối cao dẫn đạo cho các bạn thanh niên, trí thức tân tiến nước nhà trong thời gian lịch sử quan trọng này, chúng tôi khổng chỉ căn cứ vào bằng cấp mà cả về kinh nghiệm. Chúng tôi đã chú trọng  tới những nhà chuyên môn có trực tiếp thẳng tới đời sống của dân tộc, tới tất cả những ngành hoạt động trong nước như bác sỹ, bác hoc, kỹ sư...(4)".
Cách này chính là xuất phát từ tư tưởng của Hồ Chủ tịch tập hợp và tranh thủ mọi lực lượng xã hội để kiến quốc, dựa vào sức dân để xóa nạn mù chữ theo tinh thần "người biết dạy người chưa biết; người biết nhiều dạy người biết ít" mà nền đại học được xây dựng từng bước  hình thành được đội ngũ giáo sư đại học rất đa dạng và tài năng là người Việt Nam.
Qua các nguồn tư liệu, có ba vấn đề quan trọng có thể dễ dàng nhận thấy và đây cũng là định hướng hết sức đúng đắn cho sự phát triển của nền giáo dục đại học thời kỳ trứng nước của chúng ta, đó là: Đại học là nền tảng của kiến thiết quốc gia. Điều hành bằng các hội nghị giáo dục mà trong đó chú trọng tính dân chủ trong quyết định. Lấy sự hợp lí hóa kế hoạch, hợp lí hóa lãnh đạo, hợp lí hóa sự chấp hành làm đầu. Xây dựng các trung tâm đại học, trước hết là hai nghành y và sư phạm để đào tạo cán bộ kịp thời phục vụ nhu cầu cấp bách của kháng chiến.
Khi nghiên cứu các văn bản hành chính, biên bản các cuộc hội nghị giáo dục trong thời kháng chiến chống Pháp..., một điều nhận thấy đặc biệt rõ nét của công tác giáo dục thời kỳ này là các quyết sách lớn về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đều dựa trên việc thảo luận dân chủ và tôn trọng ý kiến của các nhân sĩ, trí thức thuộc các lĩnh vực và nghành nghề khác nhau, các thầy cố giáo có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lý giáo dục. Các quyết sách định hướng phát triển giáo dục. Hội nghị không phải chỉ bàn thảo rồi để đấy mà bàn để đi đến những quyết định trực tiếp. Đó là phong cách quản lý giáo dục của thời kỳ khó khăn này.
PGS - TS Nguyễn Văn Huy
Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Theo Lao Động
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/158995/di-san-cua-mot-bo-truong.html

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Tài trợ cho Bảo tàng

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên chân thành cảm ơn những cá nhân và cơ quan, tổ chức sau:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước
3. Gia tộc họ Vi
4. Các bạn học sinh cũ Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm, Trung Quốc
5. Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa
6. Công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm, Quảng Ninh
7. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
8. Các bạn đồng nghiệp Bệnh viện TW Quân đội 108
9. Gia đình ông Vi Văn Đài, Hà Nội
10. Gia đình bà Nguyễn Bích Liên, Hoa Kỳ
11. Gia đình bà Nguyễn Bảo Quỳnh, TP Hồ Chí Minh
12. Nhóm bạn "Xóm lá" của Blog Việt
13. Gia đình bà Nguyễn Hiền Khanh, Hà Nội
14. Gia đình bà Vũ Thúy Anh, Hà Nội
15. Họa sĩ Văn Dương Thành

Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Đồng sáng lập - Co-founders:

Nguyễn Kim Nữ Hạnh - Nguyễn Hiền Nhân
Nguyễn Kim Bích Hà - Trương Văn Cầu
Nguyễn Kim Nữ Hiếu - Nguyễn Lân Dũng
Nguyễn Văn Huy - Vũ Thị Kim

Ban điều hành - Executive Board:

Giám đốc - Director: PGS. Nguyễn Văn Huy
Phó Giám đốc - Deputy Director: Vũ Thị Kim

Liên hệ - Contact:

Bảo tàng mở cửa đón khách vào thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần, từ 9h sáng đến 4h30 chiều. Các đoàn khách có nhu cầu tham quan ngày thường có thể liên hệ trước.

The Museum opens every Saturday and Sunday, from 9 am to 4:30 pm. Groups of more than 10 people are also served in weekdays if contacted in advance.

Địa chỉ/Address: xóm 5, thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại/Tel: 0913-235-983
Email: museum(at)nguyenvanhuyen.org.vn
Facebook: www.facebook.com/NguyenVanHuyenMuseum
Website: www.nguyenvanhuyen.org.vn

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Chương trình giáo dục


Chương trình giáo dục dành cho học sinh khi tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Chương trình đã được thử nghiệm với một số trường từ tháng 12 năm 2014:

1. Trường THCS Đan Phượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội
2. Trường tư thục Nguyễn Văn Huyên, quận Đống Đa, Hà Nội

* Phiếu câu hỏi dành cho hoạt động giáo dục:
    - Dành cho học sinh tiểu học và THCS: Phiếu khám phá Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
    - Dành cho học sinh THCS và THPT: Phiếu khám phá hoạt động khoa học của giáo sư Nguyễn Văn Huyên
 
* Thông tin dành cho nhà trường và thầy cô giáo:
    - Phương thức hợp tác tổ chức hoạt động giáo dục
    - Kế hoạch tổ chức tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
    - Nội quy tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
    - Phong cách tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Xin mời ấn vào các đường link để tải về chương trình giáo dục của Bảo tàng.

Cảm tưởng của khách tham quan

1. Ông Đinh Quang Huy, sinh 1960, chưa từng nghe đến GS Nguyễn Văn Huyên trước khi đọc những bài báo trên mạng internet. Hôm nay ông Đinh Quang Huy đã quyết tâm vượt mưa gió và cái lạnh của đại hàn tới tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Ông chia sẻ: "Những thông tin trên mạng dù rất hay, nhưng chưa phản ánh hết được những câu chuyện mới, thú vị khác khi trải nghiệm tham quan trực tiếp tại Bảo tàng".



https://www.facebook.com/media/set/?set=a.783629608386074.1073741860.504579126291125&type=3

2. Học sinh trường THCS Nguyễn Văn Huyên, Hoài Đức, Hà Nội




Nâng cao tri thức về lịch sử đất nước

1. "Thăm Bảo tàng, không chỉ biết thêm về thân thế, sự nghiệp của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên mà phần nào còn thấy được bước chuyển động của xã hội và lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX."
Chia sẻ của PGS. TS. Vương Xuân Tình, Viện trưởng Viện Dân tộc học tại  Museum of Nguyen Van Huyen ngày 30/1/2015.


2. “Tôi vô cùng xúc động được thăm Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Một tấm gương lớn về lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, một nhà khoa học lớn. Bộ trưởng gắn bó làm nên nền giáo dục nước nhà suốt những năm tháng gian khó trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Xin trân trọng cảm ơn gia đình anh Nguyễn Văn Huy đã xây dựng Bảo tàng này với tấm lòng của nhà khoa học, gắn bó với sự nghiệp văn hóa - giáo dục của dân tộc, với tấm lòng hiếu nghĩa của những người con đã phát huy được truyền thống của gia đình, bố mẹ.
     Bảo tàng sẽ là địa chỉ góp phần rất ý nghĩa cho việc giáo dục thế hệ trẻ, cho công trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam, về GS.Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên”, Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. “Bảo tàng sẽ giới thiệu đến công chúng những bước đi đầu tiên và sự phát triển giáo dục của Việt Nam trong 30 mươi năm từ 1945- 1975: Đó là những tư liệu về khoa học xã hội và nhân văn cách đây gần cả thế kỷ”. PGS. TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Di sản của một bộ trưởng: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/158995/di-san-cua-mot-bo-truong.html

Phát triển niềm đam mê khoa học

“Nói về Giáo sư, cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, PGS.TS Nguyễn Văn Huy bảo rằng bài học lớn nhất ông nhận được từ người cha và đã thực hiện trong cuộc đời làm khoa học của mình là trí thức phải gắn với thực tiễn, không phải là làm khoa học trên sách vở.”

Lam Nhi (2014) PGS. TS Nguyễn Văn Huy: Không thể là “nhà dân tộc học ghế bành”, Đại Đoàn kết, 30/3/2014, liên kết internet: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1434&Style=1&ChiTiet=79026

Xây dựng tình cảm gia đình

Qua trưng bày, Bảo tàng hướng du khách tự tìm hiểu về gia đình của chính bản thân mình, trân trọng những ký ức và sự kiện diễn ra trong gia đình, từ đó trân trọng những giá trị của cuộc sống và gắn kết thêm tình cảm gia đình.

"Đây là tập sách "Hội Phù Đổng" bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Hà Nội năm 1938, do cha tôi là tác giả"... PGS.TS Nguyễn Văn Huy, người con trai út của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên trân trọng lật giở những trang sách đã ngả màu thời gian, được viết cách nay hơn 70 năm. Trong chiếc tủ gỗ, nơi lưu giữ những cuốn sách, công trình nghiên cứu của "ông Nghè" Nguyễn Văn Huyên, được đặt tại phòng khách của gia đình; tôi nhận thấy sự chăm chút, nâng niu gìn giữ những di sản vô giá không chỉ của gia đình, mà của cả nền văn hóa Việt Nam.

Chỉ tay vào một số kỉ vật, PGS.TS Nguyễn Văn Huy "thuyết minh": "Đây là chiếc mũ sắt cha tôi thường dùng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Quả trứng đà điểu này, nhân một chuyến công tác tại Phi châu những năm 1960, ông mang về để học trò có thể mục sở thị một mẫu vật rất quý hiếm thời đó"...

(2011) GS Nguyễn Văn Huyên – Một tấm gương về nhân cách, Công an nhân dân, 06/02/2011, liên kết internet: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gs-nguyen-van-huyen-mot-tam-guong-ve-nhan-cach-455661.htm

"Qua những hình ảnh và tư liệu riêng tư mà gia đình mới công bố, người xem có thể thấy rõ tình cảm thắm thiết của ông với phu nhân Vi Kim Ngọc và 4 người con. Nguyễn Văn Huyên sang Pháp du học từ năm 1926. Về nước năm 1935, năm 1936 ông cưới vợ là bà Vi Kim Ngọc, con gái của nguyên Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định. Là con gái tổng đốc nhưng bà Vi Kim Ngọc theo “làn gió mới”, và nổi tiếng xinh đẹp."

Ngân Anh (2015) Người vợ tài hoa của Bộ trưởng Giáo dục tại vị 29 năm, Vietnamnet, liên kết internet: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/213352/nguoi-vo-tai-hoa-cua-bo-truong-giao-duc-tai-vi-29-nam.html

Học bổng Nguyễn Văn Huyên

1. Học bổng do gia đình GS Nguyễn Văn Huyên trao cho học sinh xuất sắc tại trường THPT Nguyễn Văn Huyên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, từ năm học 1998-1999.

2. Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học Nguyễn Văn Huyên, thuộc Khoa Văn -Xã hội, Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên

3. Chúng tôi đang chuẩn bị xây dựng Quỹ học bổng dành cho sinh viên ngành Nhân học văn hóa-xã hội ở Việt Nam. Mong nhận được sự trợ giúp từ các nhà hảo tâm.

Các phim tư liệu về Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

1. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trên chương trình Không gian văn hóa, Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 14 tháng 11 năm 2014


2. Bản tin 23h về Lễ Khai trương Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trên VTV1, ngày 19 tháng 12 năm 2014


3. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trong chương trình Nhịp sống của VTV5, ngày 3 tháng 1 năm 2015.


4. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trong chương trình Cafe sáng của VTV3, ngày 20 tháng 1 năm 2015.


5. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - Một địa chỉ giáo dục thế hệ trẻ, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, ngày 1/12/2014.

 

6.  Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - Bảo tàng của ký ức gia đình (VTC14)


7.  Giới thiệu về đường Nguyễn Văn Huyên, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trong chương trình “Hà Nội của chúng ta” phát sóng ngày 19/4/2015 trên Kênh 1 của Đài PTTH Hà Nội.


8.  Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trong chương trình “Người Việt bốn phương” phát sóng ngày 24/4/2015 trên VTV4.


9. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trong chương trình "Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn", số 1, phát sóng ngày 26/4/2015 trên VTV2.