10/11/2014 | |
Hai anh em TS Nguyễn Văn Huyên,
Nguyễn Văn Hưởng thờ trẻ du học tại Pháp
1. TS.
Nguyễn Văn Huy bảo ông không có ý định làm lễ khai trương bảo tàng. Ý
tưởng thành lập một bảo tàng riêng về gia đình, nhất là mong muốn giúp
cho thế hệ con cháu sau này hiểu về cha mẹ của ông, đã được ấp ủ từ lâu
lắm rồi, nay mới trở thành hiện thực. Những người khách đầu tiên đến
thăm bảo tàng chính là những người trong họ tộc, bạn bè, con cháu trong
đại gia đình.
Có lẽ cái "chất” của một nhà nghiên
cứu về văn hóa dân tộc, những trăn trở về bản sắc Việt đã ngấm sâu và
được truyền từ người cha Nguyễn Văn Huyên sang người con trai duy nhất
Nguyễn Văn Huy trong gia đình. Tới Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, nghe những
người con kể câu chuyện về cuộc đời cha mẹ mình, ta sẽ hiểu thêm rằng
tại sao TS Nguyễn Văn Huy- nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
đã thành công đến thế khi tạo dựng được thương hiệu Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.
Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là một câu
chuyện lớn về cuộc đời cụ và vợ - cụ bà Vi Kim Ngọc do con cái kể theo
dòng trình tự thời gian. Kết cấu trưng bày tại đây vừa dung dị, gần gũi
nhưng cũng thật đặc biệt. Tầng 1: Giới thiệu nền tảng của gia đình, dòng
họ; tầng 2: trưng bày Tuổi trẻ của bố mẹ; tầng 3 là câu chuyện: Bố
chúng tôi, một nhà bác học; tầng 4: Bố chúng tôi, một người hành động.
Ngoài ra, còn có tầng thượng mà khi đứng đó, sẽ cho cái nhìn toàn cảnh
không gian làng quê Lai Xá…
Người xem sẽ gặp ở đây nhiều tư liệu,
hình ảnh, hiện vật, hồi ký… mà gia đình kỳ công lưu giữ của nhiều nhân
chứng về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn
Huyên. Nhiều người đã biết, cụ là Bộ trưởng Giáo dục gần 30 năm, từ năm
1946 – 1975, xuyên suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Mấy chục năm liền, vị bộ trưởng ấy đã đóng góp không ngừng nghỉ để lãnh
đạo tổ chức nền giáo dục mới trên nền tảng của tinh thần dân tộc, khoa
học và đại chúng. Nhưng từ những câu chuyện kể ở bảo tàng này, người xem
có cơ hội tìm hiểu về những đóng góp của cụ trong quá trình gìn giữ bản
sắc văn hóa của người Việt.
2. Câu
chuyện hôn nhân của TS Nguyễn Văn Huyên với vợ- cụ Vi Kim Ngọc cũng
gợi nhắc cho người xem sự chuyển mình đáng nhớ của một xã hội những năm
đầu thế kỷ XX. Trong phần trưng bày về Tuổi trẻ của bố mẹ có đoạn giới
thiệu: Bố mẹ cưới nhau năm 1936- một đám cưới của tầng lớp thượng lưu.
Thời bấy giờ hôn nhân dựa trên tình yêu chưa phổ biến. Để có được tình
yêu của mình, mẹ- một thiếu nữ 16 tuổi đã dám đấu tranh với cha mình để
hủy hôn ước mà bố mẹ đã hứa với một gia đình "môn đăng hộ đối” khi bà
mới tròn 13 tuổi. Rồi mẹ gặp bố qua sự giới thiệu của một người bạn cũng
là một trí thức Tây học.
Ngày ấy, cưới xin là một sự kiện xã
hội. Câu chuyện từ chối hôn nhân do gia đình sắp đặt của cụ bà Vi Kim
Ngọc minh chứng cho một xã hội đang vận động vào những năm 30 của thế kỷ
XX, khi các "làn gió mới” phương Tây đã thấm vào Việt Nam, nhất là
trong lĩnh vực hôn nhân. Vì thế, hôn nhân của 2 cụ ghi dấu một sự chuyển
đổi quan trọng của xã hội, từ quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” –
sang tự do yêu đương.
Sự chuyển dịch quan niệm về vấn đề hôn
nhân và gia đình thời bấy giờ cũng được chỉ ra cho người xem thấy rõ.
Rằng ở thời kỳ trước đó, nếu như đàn ông là phải "năm thê bảy thiếp”
thì tới thời kỳ của TS Nguyễn Văn Huyên những quan niệm này đã bị gỡ
bỏ.
3. Theo
TS Nguyễn Văn Huy, việc hoàn thiện Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên vào năm
2014 rất có ý nghĩa với gia đình. Bởi năm nay cũng là cái mốc đánh dấu
tròn 80 năm cụ bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học (1934- 2014).
Hơn thế, những ngày này, cả nước đang hướng tới kỷ niệm Ngày nhà giáo
Việt Nam, với các con cháu trong gia đình, dòng họ, cụ Nguyễn Văn Huyên
không chỉ là một người cha, người ông mà còn là một người thầy vĩ đại,
một tấm gương để hậu thế tự hào. Gửi gắm tất cả tâm huyết vào Bảo tàng
Nguyễn Văn Huyên, vợ chồng TS Nguyễn Văn Huy và các anh chị em, con cháu
mong muốn gửi tới cụ lời tri ân sâu sắc nhất.
|
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
Thăm Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét