- Trong các kỷ vật của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, vẫn còn lá đơn xin vào Đảng cùng bản lý lịch tự thuật úa màu thời gian.
Danh
phận ở ngoài Đảng của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, nhà giáo dục, nhà dân
tộc học, nhà nghiên cứu văn hóa lớn của VN, vị Bộ trưởng Giáo dục trong
28 năm 350 ngày, từng là điều bí ẩn lạ lùng.
Đóng góp quan trọng của tầng lớp trí thức trong cuộc Cách mạng tháng 8/1945, trong đó có Nguyễn Văn Huyên từng tham gia “Nhóm bốn người đánh điện” đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh, có thể khiến bất cứ ai giở lại sử liệu đều phải đặt câu hỏi về điều bí ẩn này.
Thành phần đặc biệt
Con trai út của ông, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhắc lại một giai đoạn lịch sử quan trọng trong đời hoạt động cách mạng của cha.
Năm 1960, khi đó tròn 30 năm thành lập Đảng Lao động VN, Đảng có chủ
trương kết nạp “lớp đảng viên 6 tháng Giêng", Đảng ủy Bộ Giáo dục muốn
giới thiệu GS Huyên vào Đảng. Giữa lúc đất nước đang bị chia cắt thành 2
miền, công cuộc đấu tranh thống nhất còn khó khăn, trong một động thái
cân nhắc thận trọng, Đảng ủy Bộ Giáo dục đem quyết định hỏi ý kiến Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị.
Trong một bữa trưa mời riêng Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Bác Hồ thẳng thắn gợi ý: "Chú ở ngoài Đảng có lợi cho cách mạng hơn". Nhìn lại việc này, PGS.TS Nguyễn Văn Huy đánh giá quyết định của Cụ Hồ có ý nghĩa rất quan trọng.
“Đất nước chia cắt hai miền, rất cần người trong Đảng, ngoài Đảng, các đảng phái khác cùng tham gia chính quyền để thành một mặt trận thống nhất, đoàn kết cả nước”, phân tích của ông Huy.
Và mãi gần đây, ông Huy và một số ít người mới được biết vào thời điểm đó, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết 10 về việc này. Trong đó có quyết định không kết nạp một số trí thức cao cấp không thuộc đảng phái nào, để "ở ngoài có lợi hơn".
Mang danh phận ở ngoài Đảng nhưng mọi sinh hoạt của Đảng, chi bộ, Đảng ủy Bộ, Đảng Đoàn, ông đều được mời tham dự. Đại hội Đảng toàn quốc ông là đại biểu mời. Có nghĩa ông chẳng khác nào đảng viên của Đảng, chỉ khác biệt không đóng đảng phí và tham gia biểu quyết. Chính do sự “bí ẩn” này, nhiều năm về sau các con của ông dù đi bộ đội, phấn đấu nhiều năm nhưng chưa thể vào Đảng.
“Vì họ thấy trong gia đình tôi không có ai là đảng viên, thành phần giai cấp lại rất đặc biệt”, ông Huy lý giải.
Nhưng đó cũng không phải chuyện bất biến. Năm 1972, ông Huy công tác tại Ủy ban Khoa học xã hội VN. Khi cân nhắc quyết định kết nạp ông vào Đảng, tổ chức đã cẩn thận đến Bộ Giáo dục hỏi rõ chuyện “Bộ trưởng ngoài Đảng” của cha ông và được giải thích rõ việc này.
Hai chị gái của ông sau đó cũng lần lượt trở thành đảng viên Đảng Cộng sản VN.
Hiện lá đơn xin vào Đảng và bản lý lịch tự thuật của GS Nguyễn Văn Huyên vẫn được lưu giữ cẩn thận tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên do chính ông Huy lập ra.
Lá thư từ Fontainebleau
Trở lại lịch sử. Năm 1935, trở về từ Pháp sau nhiều năm dùi mài kinh sử từ cấp cử nhân đến tiến sĩ, Nguyễn Văn Huyên bắt đầu sự nghiệp là một anh giáo ở trường Bưởi, rồi làm nghiên cứu khoa học, giáo dục.
Ông dấn thân vào con đường chính trị với hoạt động của Hội truyền bá quốc ngữ - tổ chức do Đảng Cộng sản Đông Dương sáng lập, từ năm 1938, cùng với Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai…
Trong cuộc mít tinh ngày 23/8/1945 của trí thức và sinh viên ở VN học xá
Hà Nội (nay là Đại học Bách khoa), Nguyễn Văn Huyên đã kêu gọi sinh
viên ủng hộ Việt Minh.
Ông cùng Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kon Tum và Hồ Hữu Tường, đại diện trí thức ba miền gửi điện đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh. “Nhóm bốn người đánh điện” đã tạo nên một sự kiện lịch sử của cuộc cách mạng.
Tháng 12/1945, Chính phủ lâm thời quyết định thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) nhằm soạn thảo các đề án kiến thiết quốc gia. Nguyễn Văn Huyên cùng hơn 40 bộ trưởng, thứ trưởng, nhân sỹ, trí thức trở thành ủy viên ủy ban này.
Cho đến tháng 9/1946 ở Pháp, sự trải nghiệm cách mạng đã mang đầy những cảm xúc trưởng thành hơn với nhân sĩ trí thức yêu nước. Kể từ sau hội nghị Đà Lạt với vai trò cố vấn, Nguyễn Văn Huyên trở lại Pháp trên cương vị thành viên đoàn đại biểu VN Dân chủ Cộng hòa đàm phán tại hội nghị Fontainebleau. Từ Fontainebleau, ông viết thư cho vợ, bà Vi Kim Ngọc.
Thư viết: “Đây là dịp để Huyên thay mặt cả nhà mà đền nợ nước. Huyên cũng như bao nhiêu anh em sinh trưởng ở một nước nô lệ từ ngày hiểu biết tới nay ngoài 20 năm thở vắn than dài, cố sức sửa mình để thoát khỏi vòng áp chế... Ngọc ạ, lúc này mà chúng ta không tự hy sinh một chút riêng thì còn lúc nào nữa nhỉ? Ngọc hiểu biết lắm nên Huyên mới nhảy vào vòng mà gỡ mối tơ vương. 20 năm lăn lộn sách đèn, một chục năm phiêu lưu chân giời góc bể mới có dịp giơ thẳng cánh tay”.
Bức cũng thư nhắc lại sự ra đời của người con trai út Nguyễn Văn Huy vào
những ngày cận kề Cách mạng Tháng 8 (3/8/1945) như một luồng ánh sáng
mới bắt đầu.
“Huy ra đời trong thời buổi tuy cái nguy đầy rẫy nhưng ánh sáng huy hoàng đã bắt đầu bao phủ cả một góc trời Nam. Chúng ta muốn ánh sáng ấy đầy hạnh phúc và hòa bình trong thế hệ tương lai này nên gọi chú Huy là Văn Huy. Bố là Văn Huyên một ánh sáng nhẹ nhàng, mẹ là Kim Ngọc một vật quý không vết, con Văn Huy phải tiến một bước dài trong các nguồn hạnh phúc của các chị lớn”, thư gửi từ Paris.
Bài và ảnh: Thu Hằng
Đóng góp quan trọng của tầng lớp trí thức trong cuộc Cách mạng tháng 8/1945, trong đó có Nguyễn Văn Huyên từng tham gia “Nhóm bốn người đánh điện” đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh, có thể khiến bất cứ ai giở lại sử liệu đều phải đặt câu hỏi về điều bí ẩn này.
Thành phần đặc biệt
Con trai út của ông, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhắc lại một giai đoạn lịch sử quan trọng trong đời hoạt động cách mạng của cha.
Phòng trưng bày tư liệu về GS.TS Nguyễn Văn Huyên thời kỳ 1945 - 1975 tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên |
Trong một bữa trưa mời riêng Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Bác Hồ thẳng thắn gợi ý: "Chú ở ngoài Đảng có lợi cho cách mạng hơn". Nhìn lại việc này, PGS.TS Nguyễn Văn Huy đánh giá quyết định của Cụ Hồ có ý nghĩa rất quan trọng.
“Đất nước chia cắt hai miền, rất cần người trong Đảng, ngoài Đảng, các đảng phái khác cùng tham gia chính quyền để thành một mặt trận thống nhất, đoàn kết cả nước”, phân tích của ông Huy.
Và mãi gần đây, ông Huy và một số ít người mới được biết vào thời điểm đó, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết 10 về việc này. Trong đó có quyết định không kết nạp một số trí thức cao cấp không thuộc đảng phái nào, để "ở ngoài có lợi hơn".
Mang danh phận ở ngoài Đảng nhưng mọi sinh hoạt của Đảng, chi bộ, Đảng ủy Bộ, Đảng Đoàn, ông đều được mời tham dự. Đại hội Đảng toàn quốc ông là đại biểu mời. Có nghĩa ông chẳng khác nào đảng viên của Đảng, chỉ khác biệt không đóng đảng phí và tham gia biểu quyết. Chính do sự “bí ẩn” này, nhiều năm về sau các con của ông dù đi bộ đội, phấn đấu nhiều năm nhưng chưa thể vào Đảng.
“Vì họ thấy trong gia đình tôi không có ai là đảng viên, thành phần giai cấp lại rất đặc biệt”, ông Huy lý giải.
Nhưng đó cũng không phải chuyện bất biến. Năm 1972, ông Huy công tác tại Ủy ban Khoa học xã hội VN. Khi cân nhắc quyết định kết nạp ông vào Đảng, tổ chức đã cẩn thận đến Bộ Giáo dục hỏi rõ chuyện “Bộ trưởng ngoài Đảng” của cha ông và được giải thích rõ việc này.
Hai chị gái của ông sau đó cũng lần lượt trở thành đảng viên Đảng Cộng sản VN.
Lý lịch tự khai và đơn xin vào Đảng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên |
Hiện lá đơn xin vào Đảng và bản lý lịch tự thuật của GS Nguyễn Văn Huyên vẫn được lưu giữ cẩn thận tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên do chính ông Huy lập ra.
Trở lại lịch sử. Năm 1935, trở về từ Pháp sau nhiều năm dùi mài kinh sử từ cấp cử nhân đến tiến sĩ, Nguyễn Văn Huyên bắt đầu sự nghiệp là một anh giáo ở trường Bưởi, rồi làm nghiên cứu khoa học, giáo dục.
Ông dấn thân vào con đường chính trị với hoạt động của Hội truyền bá quốc ngữ - tổ chức do Đảng Cộng sản Đông Dương sáng lập, từ năm 1938, cùng với Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai…
GS.TS Nguyễn Văn Huyên (người thắt cà vạt đen ở giữa) cùng với các trí thức trẻ người Việt học tại Pháp năm 1928 |
Ông cùng Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kon Tum và Hồ Hữu Tường, đại diện trí thức ba miền gửi điện đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh. “Nhóm bốn người đánh điện” đã tạo nên một sự kiện lịch sử của cuộc cách mạng.
Tháng 12/1945, Chính phủ lâm thời quyết định thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) nhằm soạn thảo các đề án kiến thiết quốc gia. Nguyễn Văn Huyên cùng hơn 40 bộ trưởng, thứ trưởng, nhân sỹ, trí thức trở thành ủy viên ủy ban này.
Cho đến tháng 9/1946 ở Pháp, sự trải nghiệm cách mạng đã mang đầy những cảm xúc trưởng thành hơn với nhân sĩ trí thức yêu nước. Kể từ sau hội nghị Đà Lạt với vai trò cố vấn, Nguyễn Văn Huyên trở lại Pháp trên cương vị thành viên đoàn đại biểu VN Dân chủ Cộng hòa đàm phán tại hội nghị Fontainebleau. Từ Fontainebleau, ông viết thư cho vợ, bà Vi Kim Ngọc.
Thư viết: “Đây là dịp để Huyên thay mặt cả nhà mà đền nợ nước. Huyên cũng như bao nhiêu anh em sinh trưởng ở một nước nô lệ từ ngày hiểu biết tới nay ngoài 20 năm thở vắn than dài, cố sức sửa mình để thoát khỏi vòng áp chế... Ngọc ạ, lúc này mà chúng ta không tự hy sinh một chút riêng thì còn lúc nào nữa nhỉ? Ngọc hiểu biết lắm nên Huyên mới nhảy vào vòng mà gỡ mối tơ vương. 20 năm lăn lộn sách đèn, một chục năm phiêu lưu chân giời góc bể mới có dịp giơ thẳng cánh tay”.
Con trai út, PGS.TS Nguyễn Văn Huy giới thiệu về các công trình nghiên cứu khoa học của Bộ trưởng Huyên trong những năm 1930 |
“Huy ra đời trong thời buổi tuy cái nguy đầy rẫy nhưng ánh sáng huy hoàng đã bắt đầu bao phủ cả một góc trời Nam. Chúng ta muốn ánh sáng ấy đầy hạnh phúc và hòa bình trong thế hệ tương lai này nên gọi chú Huy là Văn Huy. Bố là Văn Huyên một ánh sáng nhẹ nhàng, mẹ là Kim Ngọc một vật quý không vết, con Văn Huy phải tiến một bước dài trong các nguồn hạnh phúc của các chị lớn”, thư gửi từ Paris.
Bài và ảnh: Thu Hằng
Tiếp: Từ Bộ trưởng chia chữ cho dân đến nghệ thuật dùng người tài
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/256916/bi-mat-cua-vi-bo-truong-gan-30-nam--ngoai-dang-.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét