Mấy lời cảm xúc của ông Nguyễn An Kiều sau khi thăm BT Nguyễn Văn Huyên gửi qua email chúng tôi vừa nhận được.
Cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của GS Nguyễn Văn Huy !
Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên được tổ chức khoa học, sắp xếp hợp lý theo
từng giai đoạn ,từng nhân vật. Có những tư liệu gốc rất quý được bảo
quản nguyên vẹn từ hơn nửa thế kỷ nay ,qua biết bao cuộc chiến tranh
,sự kiện làm xáo động xã hội ...
Các hiện vật đặt trong một không gian yên tĩnh, thoảng vang âm thanh
những giai điệu nhạc êm dịu đưa tâm hồn trở về quá khứ lịch sử huy hoàng, vàng son xa xưa ...
Tôi khá bất ngờ khi thấy nổi lên khúc nhạc
Boléro nổi tiếng của nhạc sĩ Pháp Maurice Ravel ( 1875-1937) , như cuộc
đối thoại lưu luyến của các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng thay nhau
nhắc lại chủ đề , viết riêng cho nghệ sĩ Isida Rubinstein biểu diễn
ballet !
Rồi đến những giai điệu huyền ảo thời nền tân nhạc Việt
đầu thế kỷ XX của Đặng Thế Phong ( đã theo học Trường Mỹ thuật Đông
Dương) cũng như bản "Ngọc Lan " (1953) sang trọng, đầy vương vấn của cố
nhạc sĩ Dương Thiệu Tước tài hoa ...
Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là
một địa chỉ văn hóa Việt Nam mọi người (Việt Nam và ngoại quốc) nên
tới để hiểu thêm xã hội Việt Nam ngày trước, phong cách nghiên cứu say
sưa , phương pháp làm việc đầy tâm huyết...của những trí thức Việt Nam,
của nhà khoa học, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, một trong những
người Việt Nam tài năng đầu tiên du học tại Pháp, mang lại vinh quang
cho đất nước từ khi Việt Nam còn chưa được độc lập và vẫn đạt kết quả
trong mọi hoàn cảnh khó khăn....
Chúng tôi rất mừng khi gập GS
Nguyễn Văn Huy để tặng Bảo tàng bản Khải của cụ Tổ chúng tôi, Thái Tể
Tuyền quận công Nguyễn Duy Thì (1572-1651) , đã ghi trong bộ "Đại Việt
Sử ký toàn thư " của sử gia Ngô Sĩ Liên , bộ sử nổi tiếng được Giáo sư
Nguyễn Văn Huyên nêu trong cuốn sách nghiên cứu của ông về nền văn minh
dân tộc Việt Nam, hoàn thành năm 1939 và xuất bản năm 1944.
Cảm
ơn GS Nguyễn Văn Huy và gia đình, những người con rất có hiếu, biết
cách đền ơn đáp nghĩa Tổ tiên ,ông cha theo phong cách riêng, tế nhị,
thông minh, khoa học, đầy trí tuệ ..., chẳng kém Bảo tàng các nước chúng
tôi đã tới ....
Chắc chắn chúng tôi sẽ trở lại Bảo tàng để học hỏi thêm...
Nguyễn An Kiều và Nguyễn Thị Hoài An
( + 84 - 090 856 27 87 ) ankieunguyen@gmail.com
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016
Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016
Rượu nếp cho Tết Đoan Ngọ
Chắc hẳn chúng ta đều đang khổ sở chống chọi
với cái nóng hầm hập của mùa hè. Tết Đoan Ngọ sắp đến (5/5 âm lịch), thời điểm
của khí dương lên tới đỉnh cao nhất của mùa hè và cũng là lúc khí âm đồng thời
xuất hiện. Vào ngày lễ này, từ xưa người Việt có nhiều hoạt động để ngăn chặn bệnh tật
và nét đặc sắc nhất là người ta tiến hành việc giết toàn bộ sâu bọ sống trong
ruột bằng cách ăn những thứ trái cây như đào, mận, dưa, xoài,… hoặc rượu nếp,
kê,… Không chỉ vậy, những người bán thực phẩm tin rằng nếu treo một gói ớt hoặc
một bó xương rồng, hoặc lá dứa vào quầy hàng của mình thì sẽ tránh được tà ma
làm nhiễm độc thức ăn.
Qua nghiên cứu về Tết Đoan Ngọ của người Việt những năm 1930-1940, Nguyễn Văn Huyên kết luận “Tết Đoan Ngọ thực là lễ kỳ lạ nhất trong lịch sử của người Việt. Diễn ra ngay đúng giữa mùa kinh khủng nhất trong xứ này, nó được cử hành vì sự đe dọa thường xuyên của bệnh tật và chết chóc lởn vởn trên đầu mọi người. Nó tiếp tục củng cố thêm chuỗi lễ nghi được làm ngay từ khi mùa xuân kết thúc, để làm nguôi giận các thần trên trời. Do đó, Đoan Ngọ có tầm quan trọng hàng đầu trong tôn giáo dân gian nước Việt Nam, và việc phân tích nó là cực kỳ bổ ích cho việc nghiên cứu tất cả các thực hành ma thuật ít nhiều bắt nguồn từ đạo Lão."
Tết Đoan Ngọ năm nay rơi vào ngày 9/6, các bạn nhớ mua trái cây và rượu nếp ăn cho bồi bổ sức khỏe nhé!
Qua nghiên cứu về Tết Đoan Ngọ của người Việt những năm 1930-1940, Nguyễn Văn Huyên kết luận “Tết Đoan Ngọ thực là lễ kỳ lạ nhất trong lịch sử của người Việt. Diễn ra ngay đúng giữa mùa kinh khủng nhất trong xứ này, nó được cử hành vì sự đe dọa thường xuyên của bệnh tật và chết chóc lởn vởn trên đầu mọi người. Nó tiếp tục củng cố thêm chuỗi lễ nghi được làm ngay từ khi mùa xuân kết thúc, để làm nguôi giận các thần trên trời. Do đó, Đoan Ngọ có tầm quan trọng hàng đầu trong tôn giáo dân gian nước Việt Nam, và việc phân tích nó là cực kỳ bổ ích cho việc nghiên cứu tất cả các thực hành ma thuật ít nhiều bắt nguồn từ đạo Lão."
Tết Đoan Ngọ năm nay rơi vào ngày 9/6, các bạn nhớ mua trái cây và rượu nếp ăn cho bồi bổ sức khỏe nhé!
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016
Bác Hồ 3 lần thăm Đại học Bách khoa
Ngày 6 tháng 3 năm 1956, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ra Nghị định số 147/NĐ về việc thành lập trường Đại học chuyên nghiệp Bách khoa có nhiệm vụ đào tạo cán bộ chuyên môn cho các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng...
Trải qua chặng đường gần 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo nên một trang sử dày dặn với những thành tích sáng chói, xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà.
Là một trong những ngôi trường đầu tiên được thành lập sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội [...] ba lần vinh dự đón Bác về thăm đã trở thành những dấu son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà trường.
Lần thứ nhất, Người đến thăm Trường vào ngày mồng Một Tết Nguyên đán năm 1958 mà không hề báo trước, giản dị như vị cha già đến thăm con cháu nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc. Sau khi chủ động đi thăm các nơi học tập và sinh hoạt của Trường, Người đã gặp gỡ, nói chuyện thân mật với cán bộ và sinh viên ngay tại nhà ở của sinh viên. Số người được gặp Bác không nhiều vì đa số đã về gia đình ăn Tết, chỉ còn lại những người không có điều kiện như sinh viên miền Nam, miền núi, vùng xa,.. phải ở lại ăn Tết tại Trường.
Với tình cảm ấm áp của vị cha già đối với con cháu, Người đã hỏi thăm tình hình công tác, sinh hoạt, học tập của cán bộ và sinh viên. Người động viên cán bộ, sinh viên phấn đấu khắc phục khó khăn, gian khổ, đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau học tập và công tác. Người đã ân cần căn dặn: “Giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, lý luận phải gắn với thực tiễn, học phải đi đôi với hành, nhà trường phải gắn liền với xã hội”.
Sau ngày Bác Hồ đến thăm, Đảng ủy và chính quyền Nhà trường đã khẩn trương tổ chức cho cán bộ và sinh viên học tập, quán triệt những lời dạy của Bác vì đó là những nguyên lý, phương châm đào tạo giáo dục của Nhà trường xã hội chủ nghĩa. Đồng thời Trường đã phát động một đợt thi đua thực hiện lời Bác dặn, đẩy mạnh các hoạt động giảng dạy, học tập và xây dựng Nhà trường. Khi sinh viên khóa 1 lên năm thứ 3, Trường đứng trước rất nhiều khó khăn: thiếu trang biết bị thí nghiệm; thiếu thày giáo dạy chuyên môn, chuyên ngành, hướng dẫn đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp. Vận dụng lời dạy của Bác, lãnh đạo nhà trường đã mạnh dạn đưa sinh viên xuống nhà máy, xí nghiệp,công trường thực tế sản xuất, vừa học vừa làm, làm luận án tốt nghiệp tại chỗ với những đề tài lấy ngay từ thực tiễn sản xuất. Sau hơn 2 năm, 633 sinh viên đã quay trở lại trường nhận bằng tốt nghiệp, cùng khoảng 200 sinh viên khóa 1 khác được cử đi Liên Xô kịp thời bổ sung đội ngũ giáo viên còn thiếu, tạo ra bước phát triển vượt bậc của Nhà trường.
Ngày 17/6/1960, Trường Đại học Bách khoa lại có vinh dự lớn được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm lần thứ hai cùng với Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Anbani do Chủ tịch Hatsi Lzi dẫn đầu. Bác bày tỏ niềm vui mừng khi thấy trường đã có những chuyển biến, tiến bộ rõ rệt, nhiều mặt hoạt động đã đi vào nề nếp.
Sau khi thăm hỏi tình hình học tập và công tác của cán bộ, sinh viên, Người đã căn dặn: “Học để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Thầy trò phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Theo lời Bác dặn, toàn trường lại bước vào đợt sinh hoạt chính trị mới với nội dung “rèn luyện đạo đức, phẩm chất, xây dựng động cơ học tập đúng đắn!” Sau khóa 1, trường lại tiếp tục làm lễ tốt nghiệp cho khóa 2, 3. Gần hai nghìn kỹ sư trẻ tràn đầy nhiệt huyết hăng hái lên đường đi bất kỳ đâu, làm bất kỳ việc gì khi đất nước cần đến. Nhiều kỹ sư Bách khoa đã có mặt ở địa bàn miền núi, đi mở rộng Trường Sơn, nhập ngũ vào quân đội. Nhiều cựu sinh viên Bách khoa đã trở thành anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quân, không ít người trong số đó đã ngã xuống, công hiến cả tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của tổ quốc.
Ngày 11/3/1962, Trường Đại học Bách khoa lại có vinh dự lớn được đón Hồ Chủ tịch đến thăm trường lần thứ ba cùng với đoàn đại biểu Vương quốc Lào. Đông đảo cán bộ và sinh viên đã họp mặt trong Hội trường Bát giác để chào mừng Hồ Chủ tịch và đoàn đại biểu nước bạn đến thăm trường. Sau phần chào mừng trọng thể, Bác Hồ đã giành thời gian nói chuyện thân mật với cán bộ và sinh viên. Bác khen thầy trò Nhà trường trong mấy năm qua đã có nhiều cố gắng và tiến bộ. Bác nhắc nhở cán bộ và sinh viên toàn trường phải ra sức phấn đấu hơn nữa, phải làm cho Đại học Bách khoa thực sự vững mạnh, đào tạo thật nhiều cán bộ tốt, giỏi để kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, đi đầu trong công cuộc đấu tranh hoàn thành độc lập thống nhất là xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng với đồng bào, chiến sĩ miền Nam anh hùng. Cuối cùng Bác căn dặn: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Phải nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Phải có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể, kỷ luật và ra sức học tập nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật”.
Những lời dặn của Bác đã trở thành phương châm chỉ đạo, giúp Đại học Bách khoa đi đúng hướng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, vững vàng, tự tin trước mọi thử thách, giữ vững vai trò của một trong những con chim đầu đàn của ngành giáo dục Việt Nam.
Từ một mái trường mà giảng đường, phòng thí nghiệm ban đầu chỉ đơn sơ tranh tre, nứa lá, đội ngũ vỏn vẹn chỉ có 50 giáo viên và hơn 1000 sinh viên, hôm nay, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trở thành một trong những trường đại học hàng đầu của Việt nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chật lượng cao được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Hiện nay, độ ngũ cán bộ của Nhà trường có 2121 người, với 1300 giảng viên, trong đó có 42 Nhà giáo giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú; 222 Giáo sư và Phó giáo sư; 655 Tiến sỹ. Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín trong chuyên môn, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã đào tạo cho Tổ quốc hơn 15 vạn kỹ sư, cử nhân, 8000 thạc sỹ và 700 tiến sỹ phục vụ trong Bộ Quốc phòng, công tác ở các ngành kinh tế, công nghiệp, bộ máy quản lý... Nhiều người đã trở thành các nhà khoa học đầu ngành, cán bộ quản lý cao cấp, các tướng lĩnh, các chủ doanh nghiệp và cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước...
Trải qua chặng đường gần 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo nên một trang sử dày dặn với những thành tích sáng chói, xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà.
Là một trong những ngôi trường đầu tiên được thành lập sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội [...] ba lần vinh dự đón Bác về thăm đã trở thành những dấu son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà trường.
Lần thứ nhất, Người đến thăm Trường vào ngày mồng Một Tết Nguyên đán năm 1958 mà không hề báo trước, giản dị như vị cha già đến thăm con cháu nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc. Sau khi chủ động đi thăm các nơi học tập và sinh hoạt của Trường, Người đã gặp gỡ, nói chuyện thân mật với cán bộ và sinh viên ngay tại nhà ở của sinh viên. Số người được gặp Bác không nhiều vì đa số đã về gia đình ăn Tết, chỉ còn lại những người không có điều kiện như sinh viên miền Nam, miền núi, vùng xa,.. phải ở lại ăn Tết tại Trường.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Hiệu trưởng Tạ Quang Bưu đón Hồ Chủ tịch và
Chủ tịch Hatsi Lzi , Anbani, thăm Đại học Bách Khoa
Với tình cảm ấm áp của vị cha già đối với con cháu, Người đã hỏi thăm tình hình công tác, sinh hoạt, học tập của cán bộ và sinh viên. Người động viên cán bộ, sinh viên phấn đấu khắc phục khó khăn, gian khổ, đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau học tập và công tác. Người đã ân cần căn dặn: “Giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, lý luận phải gắn với thực tiễn, học phải đi đôi với hành, nhà trường phải gắn liền với xã hội”.
Sau ngày Bác Hồ đến thăm, Đảng ủy và chính quyền Nhà trường đã khẩn trương tổ chức cho cán bộ và sinh viên học tập, quán triệt những lời dạy của Bác vì đó là những nguyên lý, phương châm đào tạo giáo dục của Nhà trường xã hội chủ nghĩa. Đồng thời Trường đã phát động một đợt thi đua thực hiện lời Bác dặn, đẩy mạnh các hoạt động giảng dạy, học tập và xây dựng Nhà trường. Khi sinh viên khóa 1 lên năm thứ 3, Trường đứng trước rất nhiều khó khăn: thiếu trang biết bị thí nghiệm; thiếu thày giáo dạy chuyên môn, chuyên ngành, hướng dẫn đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp. Vận dụng lời dạy của Bác, lãnh đạo nhà trường đã mạnh dạn đưa sinh viên xuống nhà máy, xí nghiệp,công trường thực tế sản xuất, vừa học vừa làm, làm luận án tốt nghiệp tại chỗ với những đề tài lấy ngay từ thực tiễn sản xuất. Sau hơn 2 năm, 633 sinh viên đã quay trở lại trường nhận bằng tốt nghiệp, cùng khoảng 200 sinh viên khóa 1 khác được cử đi Liên Xô kịp thời bổ sung đội ngũ giáo viên còn thiếu, tạo ra bước phát triển vượt bậc của Nhà trường.
Ngày 17/6/1960, Trường Đại học Bách khoa lại có vinh dự lớn được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm lần thứ hai cùng với Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Anbani do Chủ tịch Hatsi Lzi dẫn đầu. Bác bày tỏ niềm vui mừng khi thấy trường đã có những chuyển biến, tiến bộ rõ rệt, nhiều mặt hoạt động đã đi vào nề nếp.
Sau khi thăm hỏi tình hình học tập và công tác của cán bộ, sinh viên, Người đã căn dặn: “Học để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Thầy trò phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Theo lời Bác dặn, toàn trường lại bước vào đợt sinh hoạt chính trị mới với nội dung “rèn luyện đạo đức, phẩm chất, xây dựng động cơ học tập đúng đắn!” Sau khóa 1, trường lại tiếp tục làm lễ tốt nghiệp cho khóa 2, 3. Gần hai nghìn kỹ sư trẻ tràn đầy nhiệt huyết hăng hái lên đường đi bất kỳ đâu, làm bất kỳ việc gì khi đất nước cần đến. Nhiều kỹ sư Bách khoa đã có mặt ở địa bàn miền núi, đi mở rộng Trường Sơn, nhập ngũ vào quân đội. Nhiều cựu sinh viên Bách khoa đã trở thành anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quân, không ít người trong số đó đã ngã xuống, công hiến cả tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của tổ quốc.
Ngày 11/3/1962, Trường Đại học Bách khoa lại có vinh dự lớn được đón Hồ Chủ tịch đến thăm trường lần thứ ba cùng với đoàn đại biểu Vương quốc Lào. Đông đảo cán bộ và sinh viên đã họp mặt trong Hội trường Bát giác để chào mừng Hồ Chủ tịch và đoàn đại biểu nước bạn đến thăm trường. Sau phần chào mừng trọng thể, Bác Hồ đã giành thời gian nói chuyện thân mật với cán bộ và sinh viên. Bác khen thầy trò Nhà trường trong mấy năm qua đã có nhiều cố gắng và tiến bộ. Bác nhắc nhở cán bộ và sinh viên toàn trường phải ra sức phấn đấu hơn nữa, phải làm cho Đại học Bách khoa thực sự vững mạnh, đào tạo thật nhiều cán bộ tốt, giỏi để kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, đi đầu trong công cuộc đấu tranh hoàn thành độc lập thống nhất là xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng với đồng bào, chiến sĩ miền Nam anh hùng. Cuối cùng Bác căn dặn: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Phải nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Phải có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể, kỷ luật và ra sức học tập nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật”.
Những lời dặn của Bác đã trở thành phương châm chỉ đạo, giúp Đại học Bách khoa đi đúng hướng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, vững vàng, tự tin trước mọi thử thách, giữ vững vai trò của một trong những con chim đầu đàn của ngành giáo dục Việt Nam.
Từ một mái trường mà giảng đường, phòng thí nghiệm ban đầu chỉ đơn sơ tranh tre, nứa lá, đội ngũ vỏn vẹn chỉ có 50 giáo viên và hơn 1000 sinh viên, hôm nay, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trở thành một trong những trường đại học hàng đầu của Việt nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chật lượng cao được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Hiện nay, độ ngũ cán bộ của Nhà trường có 2121 người, với 1300 giảng viên, trong đó có 42 Nhà giáo giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú; 222 Giáo sư và Phó giáo sư; 655 Tiến sỹ. Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín trong chuyên môn, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã đào tạo cho Tổ quốc hơn 15 vạn kỹ sư, cử nhân, 8000 thạc sỹ và 700 tiến sỹ phục vụ trong Bộ Quốc phòng, công tác ở các ngành kinh tế, công nghiệp, bộ máy quản lý... Nhiều người đã trở thành các nhà khoa học đầu ngành, cán bộ quản lý cao cấp, các tướng lĩnh, các chủ doanh nghiệp và cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước...
-Hai DV-
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016
Tiến sĩ Frank Proschan thăm Bảo tàng
Frank Proschan (2010) "Hát đối nam nữ thanh niên Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên và hát giao duyên của người Khơ-Mú", Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, quyển 2, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 598-622.
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016
Chuyến đi thực tế của lớp Bồi dưỡng kiến thức Bảo tồn - Bảo tàng
Chuyến đi thực tế của lớp Bồi dưỡng kiến thức Bảo tồn - Bảo tàng, Đại
học Văn hóa Hà Nội tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên và Bảo tàng Chiến sĩ
Cách mạng ngày 24/4/2016.
Bạn Bảo Nam Kyung viết: "Nhân ngày nghỉ, các anh chị từ các Bảo tàng khác nhau đang học lớp bồi dưỡng kiến thức Bảo tồn - Bảo tàng tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đi thực tế tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên và Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày.
Cảm ơn các anh chị đã cho em đi thực tế, giúp em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích từ các anh chị sau chuyến đi này. Chúc các anh chị thật nhiều sức khỏe và hoàn thành khóa học thật tốt."
Bạn Bảo Nam Kyung viết: "Nhân ngày nghỉ, các anh chị từ các Bảo tàng khác nhau đang học lớp bồi dưỡng kiến thức Bảo tồn - Bảo tàng tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đi thực tế tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên và Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày.
Cảm ơn các anh chị đã cho em đi thực tế, giúp em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích từ các anh chị sau chuyến đi này. Chúc các anh chị thật nhiều sức khỏe và hoàn thành khóa học thật tốt."
Một vài tấm ảnh do các bạn học viên chụp trong chuyến đi tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên:
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016
Phóng sự: "Bảo tàng tư nhân về văn hóa" - Trang Văn hóa VTV5
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
Để môi trường lễ hội truyền thống không bị méo mó
(Moitruong.net.vn) – Mùa xuân là mùa của
các lễ hội được tổ chức khắp nơi trên cả nước với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nhiều
nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, môi trường lễ hội chính là nơi giúp các cộng đồng
bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hóa một cách tốt nhất. Tuy nhiên,
trong thời gian qua, tình trạng “thương mại hóa” kéo theo không ít những hiện
tượng thiếu lành mạnh khiến nhiều lễ hội đang mất dần bản sắc. Trước thực tế
này, việc khôi phục, bảo tồn và tổ chức tốt các hoạt động lễ hội đang trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết. Để tìm hiểu những giá trị văn hóa của các lễ hội, tạp
chí Môi trường & Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Huy,
nguyên Ủy viên Hội đồng di sản văn hoá Quốc gia, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên
cứu & phát huy giá trị di sản văn hóa, Hội Di sản văn hóa Việt Nam.
MT&CS: Xin chào PGS.TS Nguyễn Văn Huy,
xin được hỏi ông, mùa lễ hội xuân năm nay ông có tham gia lễ hội nào chưa? Và
ông nhận định thế nào về việc khôi phục lễ hội truyền thống hiện nay?
PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Rất may mắn trong đầu
xuân năm nay tôi đi được rất nhiều lễ hội. Có thể kể như lễ hội đình Lưu Xá,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Ở đây, không khí lễ hội rất nhộn nhịp, tôi
thấy các tầng lớp nhân dân từ già đến trẻ, không phân biệt nam hay nữ, từ người
dân bình thường đến cán bộ lãnh đạo ở địa phương đều rất hồ hởi, phẩn khởi tham
gia lễ hội. Và mọi người rất có niềm tin và sự kính trọng vị thành hoàng làng của
mình cho nên họ tổ chức rất quy củ. Hay lễ hội kéo song ở Hương Canh, Vĩnh
Phúc. Lễ hội này có tính thi đấu, đối kháng rất căng thẳng nhưng câu chuyện lễ
hội rất bình yên, người dân phấn khởi. Thông qua những lễ hội đó, có thể nói rằng
lễ hội là một nét sinh hoạt văn hóa rất đẹp ở nông thôn Việt Nam và được giữ từ
xưa cho đến hiện nay. Một số lễ hội truyền thống tốt đẹp đó đã được cộng đồng
gìn giữ và được nhà nước công nhận là di sản văn hóa quốc gia.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy – nguyên Ủy viên Hội
đồng di sản văn hoá Quốc gia,
Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu & phát huy
giá trị di sản văn hóa
Về việc khôi phục lễ hội, chúng ta biết rằng,
trước đây, có một thời gian dài do chiến tranh, do nhận thức đơn giản, nông cạn,
đã có thời người ta cho lễ hội hay hội làng là lạc hậu, lãng phí thời gian, mê
tín dị đoan nên bỏ, không cho tổ chức. Nhưng nhờ tư duy đổi mới 30 năm vừa qua
mà các hội làng từ “bị lãng quên” và
“không phải là một di sản văn hóa” thì
nay được khôi phục lại. Theo tôi, việc khôi phục lại hội làng chính là một
thành quả to lớn của công cuộc 30 năm đổi mới đất nước ta.
MT&CS: Được biết ông là người có nhiều
năm nghiên cứu về văn hóa dân tộc, vậy xin ông cho biết ý nghĩa của các lễ hội
cũng như là các di sản văn hóa phi vật thể?
PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Tôi muốn trở lại
dùng từ “HỘI LÀNG” như trước đây thay cho từ lễ hội mới xuất hiện khoảng 30 năm
gần đây. Gọi là hội làng sẽ gần gũi, thân thiết hơn khái niệm lễ hội nhiều.
Khái niệm lễ hội bây giờ bị lạm dụng quá, cái gì cũng lễ hội cả, thành ra nhận
thức lẫn lộn. Chúng ta biết rằng, hội làng có từ rất lâu
và đâu đâu cũng có hội từ làng xóm của người Kinh ở đồng bằng cho đến các làng
bản ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Người ta có thể gọi là hội làng, hội đình
hay lễ cúng bản, lễ cúng bến nước nhưng tất cả đều nằm trong phạm trù hội làng.
Và với phạm trù này, niềm tin của con người, của cộng đồng thể hiện rất rõ, đó
là một niềm tin tâm linh thành kính với các vị thánh, vị thần bảo hộ cho
làng. Khi tổ chức và thực hành hội làng
thì những phong tục tập quán, những nghi lễ, tập tục từ xưa để lại chính là một
phương thức củng cố cách tổ chức xã hội, làm cho xã hội đi vào nền nếp, kỷ luật,
kỷ cương; từ kính trọng vị thành hoàng đến tôn trọng các quan hệ trên dưới
trong làng, trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, làng xóm, bạn hữu… Ở
một phương hiện nào đó, hội làng chính là một trường học để rèn luyện những con
người biết cách chung sống với nhau trong một cộng đồng. Thế hệ trước rèn dũa
thế hệ sau vì chính mình, vì cộng đồng của mình và vì con cháu trong tương lai.
Đó chính là giá trị của hội làng, của những lễ hội truyền thống cũng như là các
di sản văn hóa phi vật thể.
MT&CS: Thưa ông thời gian gần đây,
chúng ta thấy rất nhiều lễ hội đang bị thương mại hóa và những hành vi không đẹp
diễn ra nhiều hơn trong lễ hội. Trước tình trạng một địa phương đã tổ chức thêm
nhiều phiên bản lễ hội dân gian đã được công nhận để kinh doanh kiếm lời, ví dụ
như lễ hội chọi trâu hiện có 10 hội chọi trâu ở các nơi, vậy theo ông chúng ta
nên ứng xử với vấn đề này như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Vừa qua Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch đã có thông tư không cho phép tổ chức những lễ hội mới như
lễ hội chọi trâu ở một số địa phương: Phúc Thọ (Hà Nội), Bảo Thắng (Lao Cai),
Phú Sơn (Bắc Ninh). Những lễ hội này được cho là có tính thương mại, cờ bạc,
bán thịt giá cao… Đây đúng là những lễ hội “nhái lại” hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải
Phòng. Hai loại lễ hội này khác hẳn nhau. Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, vốn là một
hội làng truyền thống có từ lâu đời. Không thể đánh đồng chúng với nhau, cứ thấy
lễ hội là giống nhau, là cho vào một rọ. Việc truyên truyền ý nghĩa của các lễ
hội này như nhau, như một lễ hội truyền thống là không đúng. Cho nên việc dừng
không cho phép tổ chức những lễ hội mới này trong thời điểm hiện nay là hợp lý.
Lễ hội
chọi trâu ở huyện Phúc Thọ – Hà Nội
Tuy nhiên, tôi nghĩ cũng có những cách xử
lý khác cần nghiên cứu cho thấu đáo. Chẳng hạn có thể coi thi chọi trâu là một
hoạt động dịch vụ thể thao mới nhằm thu hút khách du lịch nội địa hay quốc tế.
Ý nghĩa thuần túy thể thao, không gắn vào đó yếu tố tâm linh. Chọi trâu cũng giống
như đua ngựa, đấu bò tót… Cách tổ chức phải mới, có kỷ cương, có luật chơi mới.
Chẳng hạn: một là tuyệt đối không được
giết thịt dù là những con trâu thắng hay thua, phải biết yêu thương chúng, chăm
sóc chúng cho mùa sau; hai là cách hạn chế cờ bạc, cá cược trong những cuộc đua
này hoặc tổ chức như thế nào cho khoa học, hợp lý; ba là, đây là hoạt động thể
thao, kinh doanh thì phải đóng thuế, các loại thuế… Tóm lại cần phải nghiên cứu
kỹ câu chuyện này để ứng xử với những cái mới xuất hiện cho đúng, cho hợp lý.
MT&CS: Dưới góc độ nhà nghiên cứu nhân
học, theo ông cơ quan quản lý nhà nước làm thế nào để giữ được nét đẹp truyền
thống của dân tộc?
PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Tôi nghĩ rằng các lễ
hội đặc biệt là hội làng có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người
dân ở làng quê cũng như miền núi. Cho nên, ngành văn hóa cũng như các ngành,
các cấp làm thế nào để khuyến khích tổ chức cho thật tốt. Không vì con số thống
kê 7000-8000 hội làng mà sợ, mà ngao ngán.
Nhiều cộng đồng rất nghèo, nhà nước có thể
giúp đỡ, khuyến khích, hỗ trợ cho dân làng các trang thiết bị cho phù hợp,
trùng tu, tôn tạo các không gian tổ chức hội. Con người là yếu tố quan trọng nhất.
Hãy để cho chủ thể văn hóa tự tổ chức hội làng của mình, đừng can thiệp sâu và
quy định quá nhiều.
Và điều quan trọng, hãy gắng giữ quy mô, mức
độ các hội ở cấp độ làng, cấp độ xã, đừng
cố nâng cấp thành hội cấp huyện, tỉnh hay khu vực… để thu hút du lịch hay khuyếch
trương chính trị. Chúng ta làm như thế sẽ làm mất đi bản chất của các hội đó,
làm ảnh hưởng trực tiếp chủ thể tham gia lễ hội. Việc nâng cấp hội làng chỉ nên
tính toán ở một vài điểm cần thiết không nên đại trà, phải giữ lại hội làng cho
các chủ thể làm việc và sống ở làng. Làm như vậy, tôi nghĩ các hội làng không bị
biến tướng, không bị méo mó và phản ánh đúng nhu cầu của người dân.
MT&CS: Xin được cảm ơn những chia sẻ của
PGS.TS Nguyễn Văn Huy
Theo Thu Hường (TC Môi trường và Cuộc sống)
Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016
Bí quyết dạy con, giữ nếp nhà của phu nhân Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên
PNTĐ-Ngày 14/2/2016, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Vi Kim Ngọc, những người con của cụ có tâm nguyện được chia sẻ kỷ niệm về mẹ mình trên báo PNTĐ...
Cụ Vi Kim Ngọc là phu nhân của Bộ trưởng Bộ GD (giai đoạn 1946-1975) Nguyễn Văn Huyên (báo PNTĐ đã có bài viết về đại gia đình GS Nguyễn Văn Huyên một lòng đi theo Đảng). Ngày 14/2/2016, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Vi Kim Ngọc, những người con của cụ có tâm nguyện được chia sẻ kỷ niệm về mẹ mình trên báo PNTĐ, coi đây như nén tâm nhang dâng tặng người mẹ đã đi xa. Thấu hiểu đạo hiếu của con cháu với bậc sinh thành, báo PNTĐ tiếp tục có bài viết về cụ Vi Kim Ngọc và phương pháp dạy con, giữ nếp nhà rất quý báu…
Giữ con bằng… thư tay
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, con trai út của cụ Vi Kim Ngọc hồi tưởng lại, thì mẹ ông có thói quen viết thư. Khi cần gửi gắm tâm sự với chồng, con, họ hàng hay khi muốn giáo dục con điều gì, mẹ ông đều viết thư. Những lá thư của cụ viết rất tình cảm, nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn chỉ ra nhược điểm mà cụ mong các con cần sửa chữa. “Bây giờ, tôi thấy điều kiện liên lạc rất phát triển, internet, điện thoại đều sẵn có nhưng cha mẹ và con cái lại có phần xa cách nhau. Ngày trước, chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn, mất phương hướng chính là nhờ những lá thư của mẹ”.
Khi thì cụ Ngọc viết thư tâm sự mong các con thấu hiểu công sức bố mẹ mà học hành tiến bộ: “Chỉ có rèn luyện đạo đức, chăm chỉ học tập để trở thành con người hữu ích thì xã hội sẽ không bỏ qua các con ạ”. Có khi những lá thư lại nhẹ nhàng dặn con về cách ứng xử, kính trên nhường dưới. Khi con gái lớn Nguyễn Kim Nữ Hạnh du học ở Trung Quốc và đang là đối tượng được kết nạp vào Đảng, cụ Ngọc đã viết thư kể chuyện gia đình, sự tiến bộ của các em, họ hàng để con có nghị lực phấn đấu. Sợ con gái gặp khó khăn sẽ nản, trong một lá thư khác, cụ lại phân tích về sự vươn lên của mình. Cụ viết sau khi các con đủ lớn, cụ đã đi làm để theo kịp sự tiến bộ chung của xã hội. Cụ đã học bổ túc văn hóa hết lớp 5, lớp 7 rồi lớp 10 để nâng cao trình độ, rồi học tiếp trung cấp y sĩ, học ngoại ngữ tiếng Nga, Pháp…
Cụ Vi Kim Ngọc rất chú ý đến việc phát triển tâm sinh lý của con gái vì cụ có 3 người con gái. Năm 1961, cụ viết thư cho con gái Nữ Hạnh dặn dò: “Con người ta nhất định đến tuổi nào phải nảy nở tình yêu… Trong vấn đề này mẹ không ngăn cấm vì mẹ luôn mong ước hạnh phúc của từng con... Nếu các con lựa chọn được bạn tốt là tán thành thôi”. Khi con gái thứ Bích Hà bắt đầu vấn vương tình yêu, lo con còn ít tuổi chưa suy nghĩ thấu đáo, nhưng lại không muốn trực tiếp can thiệp, cụ tế nhị viết thư cho con gái lớn và dặn: “Vì mẹ ở xa quá, nếu chỉ lý thuyết suông không sát thực tế thì sẽ ra sao. Vậy con lựa lời căn dặn em, mẹ không ngăn cấm tìm hiểu nhưng người con gái phải giữ gìn không vì nể nang, không vì bồng bột mà quên mình…”.
Cụ Vi Kim Ngọc thời trẻ và các con |
Những lá thư của cụ Ngọc, không chỉ gửi cho con lúc nhỏ, mà ngay cả khi con đã đủ lông đủ cánh bay xa, thậm chí bước vào tuổi trung niên. Năm 1986, con gái Bích Hà đã ở tuổi 46, cụ vẫn viết thư căn dặn: “Con luôn nhớ ý của mẹ để những lúc va vấp gặp phải những việc gập ghềnh là phải suy nghĩ cẩn thận, hành động thận trọng. Bản chất của con là con người chân thật, cởi mở, tính tình đó thực là quý nhưng ở đời muôn vàn khó khăn cho nên không thể dễ dàng với bản thân”.
Những lá thư viết tay của người mẹ đã trở thành chất keo gắn bó tình cảm mẹ con. Đến lượt các con cụ Ngọc, cũng đều dùng thư, nhật ký để giãi bày tâm tư cùng cha mẹ, lời lẽ thư viết rất tình cảm. Như lá thư của PGS Huy viết cho mẹ từ năm 1966: “Mẹ yêu quý của con, chỉ còn 3 giờ nữa là con lại phải trở lên khu sơ tán, phải xa Cậu và Hà Nội rồi.... Theo thói quen con chờ đón mẹ nhưng lại thất vọng cả, con sực nhớ mẹ đi sơ tán rồi. Vắng tiếng mẹ ở nhà con buồn quá, như vắng một cái gì lớn nhất trong lòng con...”.
Giáo dục tình cảm gia đình-theo PGS.TS Huy, đã được mẹ ông truyền cho các con bằng một cách rất nhẹ nhàng như vậy.
Dạy các con gái biết thu vén gia đình
Đi lấy chồng, nhưng cụ Vi Kim Ngọc lại không ở bên nhà chồng. Dẫu vậy, cụ luôn biết ứng xử, thân thiết gia đình nhà chồng bằng cái tâm hiếu thuận của mình. Trong một trang nhật ký, cụ từng tâm sự với bản thân và với chồng: “Tôi sẽ ăn ở hết bổn phận làm dâu con, làm em, làm chị. Tôi mong niềm vui hạnh phúc đó đẹp đẽ như tôi hằng mong. Đối với mẹ chồng, tôi yêu chồng tôi tất nhiên kính yêu mẹ…”. Cụ Ngọc đã trở thành mối dây gắn kết giữa các anh chị em trong nhà chồng.
Đó cũng là lý do vì sao, cụ Ngọc luôn dạy các con gái, ngoài sự nghiệp, còn phải biết chăm lo, vun vén nhà cửa. Với cụ, phụ nữ chính là ngọn lửa ấm làm nên hạnh phúc gia đình. Sau khi du học xa nhà hơn 10 năm, bà Kim Hạnh trở về với mẹ. Lúc đó, cụ nhìn thấy ở con gái có một số điểm “chưa được”. Phong cách bà Kim Hạnh hồi đó có phần xuề xòa, thiếu chăm chút bản thân ở thời kháng chiến chống chiến tranh phá hoại hay thời bao cấp. Ngay lập tức, cụ nhắc con: “Hạnh phải giữ gìn cho đẹp trước mặt cả chồng con. Ngay cả khi ở trong nhà cũng phải đẹp như lúc ra đường”. “Mẹ tôi thường giải thích: “Không phải mẹ chuộng hình thức nhưng thực chất qua cách ăn mặc cũng toát lên tư cách và trí tuệ của mình. Mẹ tôi rất ít áo quần nhưng bà biết giữ quần áo lúc nào cũng chỉnh tề lịch thiệp. Bà thường dặn con mình và các bạn nữ đồng nghiệp là đi làm dù áo quần thế nào cũng phải cho tươm tất, chỉ những đường gấp, nét vuốt phẳng cũng làm cho người ta tôn trọng mình. Điều này trong thời chiến không phải ai cũng như mẹ tôi gìn giữ phong cách thanh lịch ấy cả những lúc khó khăn nhất” - TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu, nguyên Phó Giám đốc Quân y viện 108, con gái thứ của cụ Ngọc nhớ lại.
Cụ Ngọc chăm chút, giữ gìn nhà cửa rất sạch sẽ, gọn gàng. Khi đi tản cư, cả nhà chỉ ở trong một căn phòng nhỏ nhưng cụ vẫn sắp xếp kê bàn học cho con, rồi có bồ thúng đựng đồ chơi… Cụ chú tâm trong mọi việc, từ nấu cơm đến sắp cơm đầy đủ để khi mọi người vào mâm không phải đứng lên lấy thêm đồ dùng. Cụ dặn con gái phải sắp đặt món ăn trên mâm có màu sắc ngon miệng dù bữa cơm không có nhiều chả, giò.
Tôn trọng con dâu con rể
Có một điều mà các con cụ Ngọc luôn cảm kích chính là việc cụ luôn tôn trọng các con, nhất là trong lựa chọn hạnh phúc riêng. Là phu nhân Bộ trưởng nhưng cụ không có quan niệm môn đăng hộ đối, không nhìn về thành phần, giai cấp, địa vị xã hội hay hoàn cảnh kinh tế để chọn dâu, rể mà chỉ quan tâm đến tính cách, tư cách, phẩm chất, đạo đức người bạn đời tương lai của con.
Cụ Ngọc rất hiểu, con dâu, con rể chính là người sẽ gắn bó, đem lại hạnh phúc cho con mình nên mình cũng phải đối xử tốt và thương yêu dâu rể như con ruột. “Đó cũng là lý do vì sao, các con dâu, rể đều cảm phục mẹ và một lòng chăm lo cho gia đình chung, hiếu thuận với mẹ”- PGS.TS Huy chia sẻ.
Khi nghe tin con gái lớn Nữ Hạnh có người yêu là Hiền Nhân, cụ nhẹ nhàng tâm sự với chàng rể tương lai: “Mẹ thương các con của mẹ lắm Hiền Nhân ạ. Mẹ mong cuộc đời của các con mẹ đều được hạnh phúc, mà những chàng rể của mẹ đóng một vai trò quan trọng vào cuộc đời của các con gái mẹ”. Sau đó, đến lượt con gái thứ Bích Hà yêu người con trai Trương Văn Cầu, cụ lại khéo léo chia sẻ với chàng rể thứ hai: “Mẹ mong Cầu-Hà sống với nhau bình đẳng tôn trọng nhau, chung thủy với nhau, nâng niu giữ gìn tình yêu của hai con. Mẹ mong các con xây dựng gia đình hưởng hạnh phúc tuyệt vời”.
Đám cưới của TS Nữ Hiếu với GS Nguyễn Lân Dũng, cụ Ngọc vui mừng gửi gắm: “Mẹ vui mừng thấy hai con yêu nhau, xây dựng cho nhau một tình yêu cao đẹp. Mẹ chúc tình yêu của hai con mãi mãi như những ngày đầu...”. Đối với con dâu út, cụ Ngọc lại căn dặn: “Nhà có phúc lấy được dâu hiền. Niềm tin của mẹ, vợ Huy sẽ là người vợ hiền dâu thảo của mẹ. Có mỗi một con trai, có một con dâu cho nên xấu tốt chỉ có một người. Cảnh già có con hiền dâu thảo bên cạnh là niềm hạnh phúc mẹ chờ đợi”. Trong cuốn nhật ký, cụ Ngọc còn cẩn thận ghi những ngày cưới của từng con và cả những điều nhắc, những nhược điểm của từng đôi lứa để đảm bảo hạnh phúc cho từng cặp vợ chồng trẻ.
Hoàng Lan
Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016
Đại gia đình trí thức một lòng theo Đảng
PNTĐ-Đó là đại gia đình GS Nguyễn Văn Huyên - Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong gần 30 năm, người đã có nhiều đóng góp rất tích cực vào thành tựu của nền giáo dục Việt Nam từ 1946-1975.
GS Nguyễn Văn Huyên được Đảng và Nhà nước đánh giá là “một trong hai bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa xã hội chủ nghĩa”. Tiếp bước cha, 4 người con của GS Huyên đều trưởng thành, là những nhà trí thức hết lòng tin yêu Đảng, nỗ lực phục vụ đất nước và nhân dân.
Không phải Đảng viên vẫn một lòng theo Đảng
Nguyễn Văn Huyên đỗ Tiến sĩ Văn khoa năm 1934 tại Pháp, sau đó là GS giảng dạy và nghiên cứu tại trường Bưởi, trường Viễn Đông Bác Cổ... GS đã có nhiều đóng góp quan trọng trong cuộc Cách mạng tháng 8/1945 khi cùng 3 nhà trí thức lớn gồm Ngụy Như Kon Tum, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Xiển tạo thành một nhóm 4 trí thức chủ động đánh điện đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh. Năm 1946, GS Huyên được cử là thành viên phái đoàn đàm phán về nền độc lập của đất nước tại hội nghị Phông - ten - nơ - blô và vinh dự tham gia tháp tùng nhiều hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước Pháp để mưu cầu nền hòa bình giữa hai dân tộc Việt - Pháp. Ông là 1 trong 14 vị Bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp quốc dân (1946) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Có một điều rất đặc biệt, dù có nhiều đóng góp cho đất nước được ghi nhận, bản thân GS Huyên cũng đã tự viết đơn xin vào Đảng nhưng cho đến cuối đời, GS vẫn… là người “ngoài Đảng”. PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, con trai út của GS hồi tưởng: “Năm 1960, Đảng ủy Bộ Giáo dục (GD) đã làm mọi thủ tục để kết nạp cha tôi vào Đảng nhưng vì ông là một cán bộ cao cấp nên trước khi kết nạp đã hỏi ý kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị. Sau đó, Hồ Chủ tịch đã gặp riêng cha tôi và nói: “Chú đứng ngoài Đảng sẽ có lợi hơn cho cách mạng””.
GS Nguyễn Văn Huyên (thứ 2 từ trái sang) tháp tùng Bác Hồ đến
thăm 1 lớp học phổ thông ở HN
|
Theo PGS.TS Huy, trong hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ còn chia cắt hai miền, Bộ Chính trị muốn tạo nên một mặt trận đoàn kết, thống nhất, bao gồm cả người trong Đảng, ngoài Đảng và các Đảng phái khác nhau. Tuân thủ quyết định của Bác Hồ và Bộ Chính trị, GS Huyên đã làm “một người ngoài Đảng” nhưng, trên thực tế, Đảng chưa bao giờ coi GS là “người ngoài”. GS vẫn tham dự sinh hoạt Đảng, được là đại biểu mời trong các Đại hội Đảng toàn quốc. Chỉ khác, GS không đóng Đảng phí và tham gia biểu quyết mà thôi.
PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu, con gái thứ của GS Nguyễn Văn Huyên kể: “Dù không phải là Đảng viên nhưng cha tôi lúc nào cũng trung thành với Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Bác Hồ. Tháng 7/1954, cha gửi thư cho tôi: “Nữ Hiếu yêu quý! Hôm nay bắt đầu ngừng bắn ở Đông Dương con ạ. Nhờ ơn Bác, hòa bình lại trở lại trên đất nước ta. Nước ta Độc lập, thống nhất từ đây”. Rồi cha dặn tôi phải cố gắng học tốt để xứng đáng với công ơn của Đảng”.
Năm 1958, trong một lá thư khác gửi các con, GS Huyên đã viết: “Cậu đối với Đảng hơn 10 năm công tác và được sự giáo dục rất nhiều nên trở thành người dính chặt với Đảng. Quanh cậu những người thân cận ngày nay đều là Đảng viên, là những người thành tâm vì Đảng, vì Tổ quốc, giúp cậu làm công tác lãnh đạo tốt, phục vụ Tổ quốc.
Cậu không cảm thấy mình có cái gì khác biệt giữa mình và Đảng”. Ngày 3/2/1975, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đảng, như linh cảm trước khi qua đời, GS Nguyễn Văn Huyên đã gửi thư cho đồng chí Lê Duẩn: “Riêng cá nhân tôi, hôm nay vô cùng xúc động được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo Đảng đã giúp đỡ, giáo dục bản thân phát huy phần nhỏ bé của mình trong hàng ngũ nhà giáo đông đảo và ngày càng vững chắc. Từ một thanh niên, trước Cách mạng chỉ có tham vọng cho mình một vị trí trong một nền khoa học dân tộc, được Bác Hồ và Đảng tin cậy, thương yêu dìu dắt vào một con đường cách mạng vĩ đại của dân tộc, suốt 30 năm tôi được vinh dự phấn đấu trưởng thành trong ngành giáo dục, từ chỗ “Chia chữ” với đồng bào như Bác Hồ trìu mến dạy tôi cho đến lúc nhà trường phát triển vững mạnh như ngày nay dưới lá cờ vinh quang của Đảng”.
Góp công chấn hưng giáo dục nước nhà
Có thể nói, trong 30 năm, GS Huyên với tầm nhìn xa trông rộng, đã đưa ra nhiều quyết sách rất quan trọng để chấn hưng toàn diện GD nước nhà. GS đã có công rất lớn trong việc xây dựng nền quốc học nhân dân, xóa bỏ tình trạng 95% dân số mù chữ; tổ chức một mạng lưới trường học trên mọi vùng của miền Bắc. Thấu hiểu tầm quan trọng của GD, tại cuộc họp của Hội đồng giáo dục đặc biệt tháng 8/1949, GS đã nhấn mạnh: “Chính phủ nhận định trong năm vừa qua, mọi khả năng về nhân lực, vật lực và tài lực đã đặt vào các ngành khác nhiều hơn là cho giáo dục. Vì vậy giáo dục đã đi chậm nên cần phải định cho giáo dục một kế hoạch phát triển cho kịp thời”.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên (người thứ 3, từ trái), tháp tùng Bác Hồ
đến thăm lớp học tiếng Nga đầu tiên sau hòa bình ở Hà Nội (năm 1955)
|
Cách đây hơn 50 năm, vị Bộ trưởng bộ GD đã quan tâm đến giáo dục tư thục, dân lập vì GS hiểu, Chính phủ còn khó khăn sẽ không đủ khả năng mở đủ trường cho người dân. Nhưng, muốn khuyến khích giáo dục tư thục phát triển thì Nhà nước cần có chính sách ưu đãi. Trong tờ trình về vấn đề phổ cập cấp I cho thiếu nhi năm 1956, GS Huyên khẳng định “Hầu hết chi phí cho phổ cập giáo dục đều dựa vào lực lượng nhân dân... Nhà nước sẽ cộng trợ thêm để đảm bảo sinh hoạt phí của giáo viên dân lập được lĩnh đầy đủ và đều đặn”. Cũng không phải đến bây giờ, vấn đề lương giáo viên còn thấp mới được nhìn nhận mà ngay từ năm 1950, Bộ GD đã có văn bản trình lên Hồ Chủ tịch về những giải pháp “Nâng đỡ cho cán bộ giáo dục về phương diện vật chất để gây cơ sở mới cho sự thực hiện chính sách GD”. Sau đó, Hồ Chủ tịch đã ban hành Sắc lệnh thi hành kể từ tháng 11/1950 về phụ cấp chuyên môn và phụ cấp chức vụ nhân viên giáo dục.
Tài năng của GS Huyên còn được thể hiện qua những quyết sách chiến lược mà tới nay vẫn đúng đắn. Năm 1949, Hội nghị GD đặc biệt đã nhất trí đặt tên ngành học Mẫu giáo, theo GS Huyên là để chuẩn bị cho các trẻ em từ 5 tuổi đến 7 tuổi vào tiểu học và giúp giảm vất vả cho người phụ nữ. GS Huyên cũng luôn khẳng định vai trò của GD Lịch sử và đã đề xuất lập Viện Sử học để biên soạn bộ Sử và khuyến khích những người yêu Sử học. Ngay từ những năm cuộc kháng chiến còn rất khó khăn trên Việt Bắc, trước khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc 4-5 năm, GS đã yêu cầu các cơ quan phải “sưu tầm và lưu giữ các tư liệu cho đến hết cuộc chiến tranh Việt - Pháp này vừa để viết sử vừa để sau này hậu thế bình phẩm”. GS còn quan tâm đến dạy ngoại ngữ và đề nghị Hội đồng Chính phủ quyết định dạy 4 thứ tiếng Nga, Hoa, Anh, Pháp trong chương trình phổ thông.
Tiếp nối tâm nguyện của cha
Tiếp nối cha, những người con của GS Huyên khi lớn lên cũng đều nỗ lực học tập để mong được phụng sự đất nước. PGS.TS Nữ Hiếu đã trở thành người đầu tiên là con gái Bộ trưởng tình nguyện vào chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Khi đang học năm cuối của ĐH Y Hà Nội bà đã xung phong nhập ngũ phục vụ quân đội. Năm 1971, bà kết hôn với giảng viên trẻ Nguyễn Lân Dũng, sau này là GS.TS, NGND, đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa X, XI, XII… Năm 1972, mặc dù đang mang thai con đầu lòng nhưng bà lại xung phong tham gia Đoàn 730B vào chiến trường Quảng Trị.
Có một giai đoạn, vì GS Huyên là người ngoài Đảng nên những người con của GS cũng gặp trở ngại khi kết nạp Đảng. GS Huyên đã khuyên các con càng phải cố gắng. Năm 1972, UB Khoa học xã hội Việt Nam nơi ông Huy công tác đã kết nạp ông vào Đảng. Sau đó, hai chị gái của ông cũng lần lượt trở thành Đảng viên. Không chỉ vậy, họ còn khẳng định được sự nghiệp vững chắc.
Trưởng nữ Nguyễn Kim Nữ Hạnh là kỹ sư Thông tin hữu tuyến đường sắt góp phần đảm bảo an toàn đường sắt trong thời chống chiến tranh phá hoại ác liệt của Mỹ. Không ham danh lợi, khi đang làm trưởng phòng kế hoạch trong một Ban thuộc Tổng cục Đường sắt, bà Hạnh đã tự nguyện xin về làm việc như một người thợ ở một trạm thông tin đường dài trong bối cảnh đổi mới khoa học kỹ thuật của ngành từ điện tử sang bán dẫn. Sau đó, bà trở thành trạm trưởng, rồi đội trưởng chỉ đạo thi công, quản lý chuyển đổi thiết bị mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ phụ trách 12 đơn vị sản xuất phục vụ ngành đường sắt điều hành sản xuất và chỉ huy chạy tàu trên 5 tuyến đường sắt Bắc Nam và các tuyến phía Bắc.
Thứ nữ Nguyễn Bích Hà là người đầu tiên trong số 4 chị em được nhận bằng Phó Tiến sĩ Hóa học tại Liên Xô năm 1972. Bà Nữ Hiếu nhận Tiến sĩ Y học năm 1995, sau đó là Phó Giám đốc Quân y viện 108, được nhận quân hàm Đại tá (1995), Uỷ viên Hội đồng Y học quân sự Bộ Quốc phòng. Thứ nam Nguyễn Văn Huy trở thành Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Năm 2000, Hội đồng văn hóa châu Á (Mỹ) đã trao giải thưởng John D.Rockerfeller III cho ông Huy vì những đóng góp phát triển giao lưu giữa các nhà khoa học Việt Nam với các nước trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc.
Hoàng Lan
Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016
Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Nét phác họa cuộc đời vị bộ trưởng và một gia đình trí thức tiêu biểu
Tọa lạc trên diện tích 250m² ở làng Lai Xá (xã Hoài Đức, Hà
Nội), Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - bảo tàng về nhà trí thức tiêu biểu
trong Chính phủ cách mạng ngay sau Cách mạng Tháng Tám, một vị Bộ trưởng
Giáo dục tài đức vẹn toàn, là một địa chỉ hữu ích với nhiều người, nhất
là với các em học sinh.
Đến thăm Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, chúng ta cảm nhận tầm vóc của một
người trí thức suốt đời phụng sự Tổ quốc, có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp giáo dục, nghiên cứu văn hóa…
Khi đến Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, khách tham quan sẽ được những hậu
duệ của ông tiếp đón và kiêm luôn hướng dẫn viên. Người tham quan sẽ cảm
nhận rõ hơn, gần gũi hơn về một nhân sỹ, trí thức tiêu biểu được Bác Hồ
lựa chọn làm Bộ trưởng Giáo dục nhiều năm của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Buổi chiều ấy chúng tôi đến, từ cảnh vật đến hiện vật đều gợi
nhớ đến ông, đến truyền thống của một gia đình hiếu học.
Tại khuôn viên khu vườn nhỏ xinh đẹp, yên tĩnh và xanh mướt mát cây
lá, bà Vũ Thị Kim – con dâu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên thân mật tiếp
đón và thuyết minh. Đó là khu vườn nhỏ được trồng những loại cây gợi
nhớ về khu vườn của bố mẹ và 4 chị em bên nhà chồng bà đã từng sống, có
tên Vườn ký ức. Cây sấu, cành roi, chùm khế trĩu quả hay những đóa loa
kèn rực rỡ... Khi thấy lại những cảnh vật xưa cũ được tái hiện, bao kỷ
niệm như ùa về và cả gia đình như sống lại trong ngôi nhà đầm ấm một
thời.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên là một tríthức Tây học, ông cùng người em
trai được sang Pháp từ đầu thế kỷ XX du học và làm luận án tiến sĩ tại
đây. Khi về nước, ông không ra làm quan mà chuyên tâm với nghề dạy học
và gắn bó trọn đời với sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu văn hóa. Khi du
học bên Pháp, ông và người em trai được chị gái, một giáo viên dạy Toán
đầu tiên của Trường Đồng Khánh, cũng chính là phu nhân Khâm sai đại thần
(sau này là Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) Phan Kế
Toại nuôi ăn học. Em ruột ông, ông Nguyễn Văn Hưởng, sau này là Thứ
trưởng Bộ Tư pháp.
Bảo tàng thu hút rất đông các em học sinh đến tham quan và học hỏi
|
Người bạn đời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên là bà Vi Kim Ngọc, ái nữ
của Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định nức tiếng một thời bởi truyền thống
của một đại gia tộc từng được trọng dụng từ đầu triều Lê. Bà Vi Kim Ngọc
là một người phụ nữ xinh đẹp, rất có cá tính và am hiểu cầm, kỳ, thi,
họa.
Trong phần trưng bày phả hệ gia tộc họ Nguyễn và họ Vi, người xem có
thể cảm nhận họ Vi bên nhà bà Kim Ngọc là một gia tộc khá đặc biệt,
“danh gia vọng tộc”.
Phần trưng bày các tư liệu, hình ảnh thời trẻ của ông bà Nguyễn Văn
Huyên - Vi Kim Ngọc gắn với một chuyện tình đẹp và lãng mạn của cặp
trai tài – gái sắc và những công trình nghiên cứu của TS Nguyễn Văn
Huyên, những cuộc đi điền dã và những ghi chép, (bản nháp, những số
liệu, đo đạc của các công trình nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học và
cả những phác thảo hình ảnh…). Những quyển sổ chữ nhỏ li ti, được ông
ghi chép trong mỗi chuyến đi, giấy đã ngả màu vàng nhưng nét chữ và mép
giấy vẫn còn như tươi rói. Đó là các công trình: "Hát đối của thanh niên
nam nữ ở Việt Nam", "Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á", "Những
khúc ca đám cưới Tày ở Lạng Sơn và Cao Bằng"... “Tết Nguyên đán ở Việt
Nam”, “Tết Thanh Minh về việc tảo mộ của Việt Nam”...
Phần tuổi trẻ của bà Vi Kim Ngọc lại tươi rói ở những bức hình. Một
tiểu thư con quan Tổng đốc không những nổi tiếng bởi tên tuổi của người
cha mà còn nổi tiếng bởi sự thông minh, xinh đẹp, hiền thục. Ở bức hình
nào, bà cũng luôn nổi bật. Bên cạnh đó là những bức họa, những bông hồng
nhung bằng lụa đẹp do chính tiểu thư một thời và phu nhân bộ trưởng sau
này thể hiện.
Tình yêu còn làm đầy thêm với những bản nhạc được cất lên. Đó là
những bài hát ông bà thường nghe, giờ đây lại vang lên trong chính căn
phòng mang đầy kỷ vật và kỷ niệm. Chiếc máy ảnh cũ ông thường chụp những
bức ảnh của vợ con mình. Trong đó có nhiều bức ảnh những đứa trẻ trong
kháng chiến chống Pháp, là con, cháu của ông bà và những người thân
trong gia đình như bác sĩ Hồ Đắc Di, bác sĩ Tôn Thất Tùng luôn ở bên
nhau. Họ là những cái tên mà khi nhắc đến, nhân sỹ, trí thức Hà thành
đều ngưỡng mộ và trân trọng: Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Hồ Thể Lan, Hồ Đắc
Thuyên, Tôn Thất Bách, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ
Hạnh...
Đến thăm Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, chúng ta cảm nhận sự độc đáo và
càng trân trọng một gia tộc đã nhiều đời dày công “trồng cây ĐỨC” để,
chẳng những được phúc đẳng hà sa mà còn làm rạng danh trí thức nước Việt
Nam.
Ngô Chuyên
Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016
Cách “giữ” con của phu nhân Bộ trưởng Giáo dục
05/01/2016 01:30 GMT+7
Bà Vi Kim Ngọc đã xây dựng và gìn giữ được một nền tảng gia đình vững vàng, nuôi dạy con cái
trưởng thành qua những năm tháng nhiều biến chuyển lớn lao của xã hội.
Là con gái của quan Tổng đốc Vi Văn Định, bà Vi Kim Ngọc, một tiểu thư xinh đẹp đã trở thành phu nhân của chàng trai Nguyễn Văn Huyên khi vừa mới có bằng tiến sĩ ở Pháp về, sau đó trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục suốt 29 năm.
Cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Huy, con trai út của GS Nguyễn Văn Huyên và bà Vi Kim Ngọc, giúp chúng ta hình dung về một người phụ nữ đã xây dựng và gìn giữ được một nền tảng gia đình vững vàng, đóng vai trò quan trọng cho những thành công của người chồng, nuôi dạy con cái trưởng thành qua những năm tháng nhiều biến chuyển lớn lao của xã hội.
Cùng với cuộc hôn nhân với GS Nguyễn Văn Huyên, người con gái toàn bích
“cầm kỳ thi họa” đã trở thành người phụ nữ mau chóng thích nghi với cuộc
sống hoàn toàn mới lạ trong những năm tháng kháng chiến sống ở chiến
khu, tới việc trở thành người phụ nữ tự lực không dựa bóng người chồng
bộ trưởng.
Giữ con bằng những bức thư
“Có một thời giai đoạn khá dài gia đình không phải là nơi mà “xã hội tiên tiến” dựa vào” - ông Nguyễn Văn Huy nhớ lại. “Nhưng mẹ tôi đã thành công trong việc giữ được các con trong vòng tay của mình, để các con không bị các chiều hướng ngoài xã hội kéo đi mất”.
Bà “giữ” con bằng những lá thư tâm sự khi con đi học xa, bằng những trao đổi trong bữa cơm gia đình khi ai cũng bận rộn.
Mỗi bức thư của bà không chỉ là những dòng thăm hỏi, mà thư từ chính là giáo dục. Những người con của bà cho đến nay vẫn không để mất một bức thư nào của mẹ.
Ông Huy nhận xét “Tôi thấy bây giờ các thế hệ cách xa nhau quá, đóng kín, mọi người không dám nói ra nỗi lòng của mình. Còn mẹ tôi khi đó kiên trì, nhẫn nại viết thư cho con, thông qua thư để mẹ con hiểu nhau.
Trong thư, mẹ giãi bày tâm sự của mẹ, tự cởi lòng với con về xã hội, về cuộc đời, về tình yêu. Khi các con thấy mẹ mở lòng thì cũng mở lòng theo.
Từ những bức thư này mà bà hiểu được suy nghĩ của các con, uốn nắn được theo đúng về đạo đức, luân lý, cách ứng xử trong cuộc đời mà bà nghĩ là đúng”.
Ông Huy nhớ một câu chuyện tiêu biểu cho sự thấu hiểu này. “Một người bạn thân của bố mẹ tôi có con đi học ở Liên Xô. Người này sau đó vướng vào Nhân văn giai phẩm, anh con trai khi về nước đã muốn từ bỏ bố, tách ra khỏi gia đình để đảm bảo con đường phát triển sự nghiệp của mình. Đó là nỗi buồn khá phổ biến của xã hội thời đó, nhưng với mẹ tôi, việc này cũng là bài học.
Khi đó, chị tôi là Nguyễn Kim Nữ Hạnh đang học đại học ở Trung Quốc, đang phấn đấu vào Đảng, là đối tượng Đảng. Mẹ đã luôn viết thư, kể những câu chuyện gia đình, sự tiến bộ của các em, của họ hàng để chị thấy không phải chỉ có đoàn thể, tập thể mà còn có gia đình, gia đình quan trọng ra sao cho mỗi người, cho xã hội.
Cảm nhận được sự băn khoăn của chị Nữ Hạnh về việc sợ bố mẹ ở trong nước
sẽ “lạc hậu” thậm chí dục bố phấn đấu vào Đảng, trong một bức thư, bà
phân tích về sự vươn lên của mình. Bà viết rằng sau khi các con đủ lớn,
bà đã đi làm để theo kịp sự tiến bộ chung của xã hội. Bà học bổ túc văn
hóa hết lớp 5, lớp 7 rồi lớp 10 để nâng cao trình độ, rồi học tiếp trung
cấp y sĩ… Bà viết cho chị Nữ Hạnh rằng bà đã phải cố gắng vươn lên để
bắt kịp sự tiến bộ của thời đại về nhận thức, hành động, để có thể nói
chuyện với các con về những gì các con đang băn khoăn, trăn trở. “Mẹ không cố gắng sẽ tuột mất các con” – đó là những gì bà luôn tâm niệm”.
Chính nhờ những bức thư đó mà sau này, bà Nữ Hạnh là người thay mẹ trăn trở, lo toan việc tiếp tục xây dựng nền tảng gia đình chu toàn, bền vững.
Một người con khác của bà Vi Kim Ngọc là bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu. “Khi còn trẻ, chị Hiếu cũng có những điều bị ảnh hưởng bởi xã hội bấy giờ. Ví dụ như ngày trước bộ trưởng có ô tô để đi, đôi khi các con đi cùng, nhưng chị ấy rất sợ ngồi ô tô của bố tôi vì sợ bị mang tiếng là “không quần chúng”, có cuộc sống khác mọi người hơn nữa sẽ bị quy là tiểu tư sản, tư sản. Nếu có đi ô tô thì cũng ngồi thấp xuống,cúi mặt xuống để không ai nhận ra. Một thời người ta đánh giá con người bằng cái nhìn giai cấp thô thiển.
Mẹ
tôi nhìn ra điều đó. Một mặt, bà động viên các con tham gia công tác xã
hội, hòa mình vào tập thể, giúp đỡ bạn bè. Nhưng mặt khác, bà luôn dặn
dò các con cũng phải biết yêu thương bố mẹ, tôn trọng gia đình, thương
yêu anh chị em trong nhà. Bà không chỉ nói mà bằng những ứng xử tinh tế
của mình để các con trông theo mà học”.
Ông Huy cho biết bà Vi Kim Ngọc rất thích viết nhật ký, thích viết thư. Bà viết cho mọi người – cho chồng con, các cháu, họ hàng xa gần, bạn bè, viết rất tình cảm. Bà giữ gìn cẩn thận, giữ gìn từng ly từng tý các bức thư của chồng, của các con, của bạn bè. Cả những bản theo dõi nhiệt độ mỗi khi con ốm đau đều được bà giữ lại.
"Ở nhà chúng tôi còn giữ bản theo dõi nhiệt độ khi chị Hiếu bị ốm, lao xương suốt 2 năm liền ở Việt Bắc những năm 1950 -1951. Đi đâu, đọc gì bà cũng hay ghi chép. Bà quan tâm đến những bài thuốc ta, thuốc tây chữa phổ thông trong gia đình, cắt dán lại các bài thuốc vào một cuốn sổ riêng để dùng khi cần mà không phải lụy đến ai".
“Tôi hay phải đi điền dã ở các tỉnh miền núi, biên giới xa xôi. Bà làm cho tôi quyển sổ nhỏ bằng bàn tay mang theo mỗi khi đi công tác, trong đó dán tấm ảnh gia đình và có những bài thuốc cơ bản, những mẹo chữa bệnh mà bà cặm cụi ngồi chép vào”...
Không can thiệp vào quyết định của các con
Nhận thấy sự bất hạnh của mẹ mình trong đời sống hôn nhân, ngay từ thiếu thời bà Vi Kim Ngọc đã kiên quyết đề nghị cha sêu trả lễ hôn ước trong 3 năm với dòng họ Dương Thiệu – một dòng họ nổi tiếng khi đó.
Hôn
nhân của bà Vi Kim Ngọc và ông Nguyễn Văn Huyên, người do bà “chọn”, là
một câu chuyện ghi dấu sự chuyển đổi quan trọng của xã hội Việt Nam, từ
quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” sang “tự do yêu đương” vào
những năm 30 của thế kỷ trước.
Một thiếu nữ 16 tuổi tự quyết định tình yêu của mình. Đến khi các con xây dựng gia đình, bà rất tôn trọng quyết định của các con. Yêu ai, tại sao lại yêu, mối quan hệ từ khi bắt đầu đến khi đi tới hôn nhân đều được các con chia sẻ thẳng thắn với bà.
“Về cơ bản là bà ủng hộ mỗi quyết định của chị em tôi. Bà không có quan niệm cần môn đăng hộ đối, không nhìn về thành phần, giai cấp, địa vị xã hội hay hoàn cảnh kinh tế, mà nhìn vào tính cách, tư cách, phẩm chất, đạo đức ở mỗi người. Các con dâu, rể rất cảm phục bà về việc này. Dâu, rể nhà chúng tôi đều xuất phát từ gia đình bình thường, là người nghèo thành thị hay nông dân” – ông Huy vui vẻ cho biết.
GS Nguyễn Văn Huyên làm bộ trưởng, hoàn cảnh gia đình đương nhiên có cái khác so với các gia đình bình thường. Bà Vi Kim Ngọc luôn răn dạy các con rằng địa vị không quyết định các mối quan hệ xã hội, phải sống hòa mình với bạn bè, khiêm tốn, giản dị, đừng xa cách.
"Chị em chúng tôi đều phải phấn đấu, học hành. Đi học ở đâu, học gì, thi vào đâu bố mẹ đều để tự quyết, không can thiệp”.
Có một câu chuyện mà ông Huy coi là bài học lớn đầu đời, là bị “đúp” khi học lớp 5. “Hồi đó tôi mải chơi tem, chơi cờ, chểnh mảng học hành nên bị đúp. Mẹ tôi, vốn được thầy chủ nhiệm gọi là phụ huynh mẫu mực vì là tổ trưởng tổ phụ huynh, luôn quan tâm tới học sinh trong lớp – đã không hề can thiệp. Bố tôi cũng bảo thầy cứ để cho cháu đúp, để cho cháu học thêm, học lại, đó là bài học để cháu rút kinh nghiệm.
Sau đó, bố mẹ tôi cũng nói tôi rất nhiều về sự chểnh mảng, mải chơi nhưng không gay gắt, mà muốn tôi coi đó là bài học trong cuộc đời. Đúng vậy, từ đó, mà tôi bỏ chơi luôn, có ý thức tự răn, rèn mình để thành người có ích cho xã hội như bố mẹ mong muốn”.
“Đương nhiên, xã hội bây giờ đã khác xưa rất nhiều, nhưng tới giờ anh chị em chúng tôi vẫn gìn giữ được nề nếp này để củng cố trách nhiệm của mỗi người. Chính truyền thống gia đình, trách nhiệm và sự giữ gìn gia phong đã ngăn mỗi người khỏi những hành động không phù hợp, mỗi thành viên sẽ rất cẩn trọng trong công việc, trong ứng xử, không muốn có sai sót, làm ảnh hưởng tới thanh danh gia đình, gia tộc”.
“Nếu đã xây dựng được nề nếp gia đình, các thành viên sẽ đứng vững trước ngọn gió phong ba bão táp của xã hội” – ông Huy cảm động khi nhớ lại những việc làm, những tình cảm mà người mẹ - người thầy đầu tiên đã dành cho cả gia đình mình.
Chi Mai ghi
Link: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/281960/cach-giu-con-cua-phu-nhan-bo-truong-giao-duc.html
Là con gái của quan Tổng đốc Vi Văn Định, bà Vi Kim Ngọc, một tiểu thư xinh đẹp đã trở thành phu nhân của chàng trai Nguyễn Văn Huyên khi vừa mới có bằng tiến sĩ ở Pháp về, sau đó trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục suốt 29 năm.
Cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Huy, con trai út của GS Nguyễn Văn Huyên và bà Vi Kim Ngọc, giúp chúng ta hình dung về một người phụ nữ đã xây dựng và gìn giữ được một nền tảng gia đình vững vàng, đóng vai trò quan trọng cho những thành công của người chồng, nuôi dạy con cái trưởng thành qua những năm tháng nhiều biến chuyển lớn lao của xã hội.
Bà Vi Kim Ngọc |
Giữ con bằng những bức thư
“Có một thời giai đoạn khá dài gia đình không phải là nơi mà “xã hội tiên tiến” dựa vào” - ông Nguyễn Văn Huy nhớ lại. “Nhưng mẹ tôi đã thành công trong việc giữ được các con trong vòng tay của mình, để các con không bị các chiều hướng ngoài xã hội kéo đi mất”.
Bà “giữ” con bằng những lá thư tâm sự khi con đi học xa, bằng những trao đổi trong bữa cơm gia đình khi ai cũng bận rộn.
Mỗi bức thư của bà không chỉ là những dòng thăm hỏi, mà thư từ chính là giáo dục. Những người con của bà cho đến nay vẫn không để mất một bức thư nào của mẹ.
Ông Huy nhận xét “Tôi thấy bây giờ các thế hệ cách xa nhau quá, đóng kín, mọi người không dám nói ra nỗi lòng của mình. Còn mẹ tôi khi đó kiên trì, nhẫn nại viết thư cho con, thông qua thư để mẹ con hiểu nhau.
Trong thư, mẹ giãi bày tâm sự của mẹ, tự cởi lòng với con về xã hội, về cuộc đời, về tình yêu. Khi các con thấy mẹ mở lòng thì cũng mở lòng theo.
Từ những bức thư này mà bà hiểu được suy nghĩ của các con, uốn nắn được theo đúng về đạo đức, luân lý, cách ứng xử trong cuộc đời mà bà nghĩ là đúng”.
Ông Huy nhớ một câu chuyện tiêu biểu cho sự thấu hiểu này. “Một người bạn thân của bố mẹ tôi có con đi học ở Liên Xô. Người này sau đó vướng vào Nhân văn giai phẩm, anh con trai khi về nước đã muốn từ bỏ bố, tách ra khỏi gia đình để đảm bảo con đường phát triển sự nghiệp của mình. Đó là nỗi buồn khá phổ biến của xã hội thời đó, nhưng với mẹ tôi, việc này cũng là bài học.
Khi đó, chị tôi là Nguyễn Kim Nữ Hạnh đang học đại học ở Trung Quốc, đang phấn đấu vào Đảng, là đối tượng Đảng. Mẹ đã luôn viết thư, kể những câu chuyện gia đình, sự tiến bộ của các em, của họ hàng để chị thấy không phải chỉ có đoàn thể, tập thể mà còn có gia đình, gia đình quan trọng ra sao cho mỗi người, cho xã hội.
4 người con Hạnh, Hà, Hiếu, Huy |
Chính nhờ những bức thư đó mà sau này, bà Nữ Hạnh là người thay mẹ trăn trở, lo toan việc tiếp tục xây dựng nền tảng gia đình chu toàn, bền vững.
Một người con khác của bà Vi Kim Ngọc là bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu. “Khi còn trẻ, chị Hiếu cũng có những điều bị ảnh hưởng bởi xã hội bấy giờ. Ví dụ như ngày trước bộ trưởng có ô tô để đi, đôi khi các con đi cùng, nhưng chị ấy rất sợ ngồi ô tô của bố tôi vì sợ bị mang tiếng là “không quần chúng”, có cuộc sống khác mọi người hơn nữa sẽ bị quy là tiểu tư sản, tư sản. Nếu có đi ô tô thì cũng ngồi thấp xuống,cúi mặt xuống để không ai nhận ra. Một thời người ta đánh giá con người bằng cái nhìn giai cấp thô thiển.
Bà Vi Kim Ngọc và Hiếu, Huy |
Ông Huy cho biết bà Vi Kim Ngọc rất thích viết nhật ký, thích viết thư. Bà viết cho mọi người – cho chồng con, các cháu, họ hàng xa gần, bạn bè, viết rất tình cảm. Bà giữ gìn cẩn thận, giữ gìn từng ly từng tý các bức thư của chồng, của các con, của bạn bè. Cả những bản theo dõi nhiệt độ mỗi khi con ốm đau đều được bà giữ lại.
"Ở nhà chúng tôi còn giữ bản theo dõi nhiệt độ khi chị Hiếu bị ốm, lao xương suốt 2 năm liền ở Việt Bắc những năm 1950 -1951. Đi đâu, đọc gì bà cũng hay ghi chép. Bà quan tâm đến những bài thuốc ta, thuốc tây chữa phổ thông trong gia đình, cắt dán lại các bài thuốc vào một cuốn sổ riêng để dùng khi cần mà không phải lụy đến ai".
“Tôi hay phải đi điền dã ở các tỉnh miền núi, biên giới xa xôi. Bà làm cho tôi quyển sổ nhỏ bằng bàn tay mang theo mỗi khi đi công tác, trong đó dán tấm ảnh gia đình và có những bài thuốc cơ bản, những mẹo chữa bệnh mà bà cặm cụi ngồi chép vào”...
Không can thiệp vào quyết định của các con
Nhận thấy sự bất hạnh của mẹ mình trong đời sống hôn nhân, ngay từ thiếu thời bà Vi Kim Ngọc đã kiên quyết đề nghị cha sêu trả lễ hôn ước trong 3 năm với dòng họ Dương Thiệu – một dòng họ nổi tiếng khi đó.
Ba gia đình Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng ở Việt Bắc, bà Vi Kim Ngọc (hàng 2, từ trái sang, áo trắng)
|
Một thiếu nữ 16 tuổi tự quyết định tình yêu của mình. Đến khi các con xây dựng gia đình, bà rất tôn trọng quyết định của các con. Yêu ai, tại sao lại yêu, mối quan hệ từ khi bắt đầu đến khi đi tới hôn nhân đều được các con chia sẻ thẳng thắn với bà.
“Về cơ bản là bà ủng hộ mỗi quyết định của chị em tôi. Bà không có quan niệm cần môn đăng hộ đối, không nhìn về thành phần, giai cấp, địa vị xã hội hay hoàn cảnh kinh tế, mà nhìn vào tính cách, tư cách, phẩm chất, đạo đức ở mỗi người. Các con dâu, rể rất cảm phục bà về việc này. Dâu, rể nhà chúng tôi đều xuất phát từ gia đình bình thường, là người nghèo thành thị hay nông dân” – ông Huy vui vẻ cho biết.
GS Nguyễn Văn Huyên làm bộ trưởng, hoàn cảnh gia đình đương nhiên có cái khác so với các gia đình bình thường. Bà Vi Kim Ngọc luôn răn dạy các con rằng địa vị không quyết định các mối quan hệ xã hội, phải sống hòa mình với bạn bè, khiêm tốn, giản dị, đừng xa cách.
"Chị em chúng tôi đều phải phấn đấu, học hành. Đi học ở đâu, học gì, thi vào đâu bố mẹ đều để tự quyết, không can thiệp”.
Có một câu chuyện mà ông Huy coi là bài học lớn đầu đời, là bị “đúp” khi học lớp 5. “Hồi đó tôi mải chơi tem, chơi cờ, chểnh mảng học hành nên bị đúp. Mẹ tôi, vốn được thầy chủ nhiệm gọi là phụ huynh mẫu mực vì là tổ trưởng tổ phụ huynh, luôn quan tâm tới học sinh trong lớp – đã không hề can thiệp. Bố tôi cũng bảo thầy cứ để cho cháu đúp, để cho cháu học thêm, học lại, đó là bài học để cháu rút kinh nghiệm.
Sau đó, bố mẹ tôi cũng nói tôi rất nhiều về sự chểnh mảng, mải chơi nhưng không gay gắt, mà muốn tôi coi đó là bài học trong cuộc đời. Đúng vậy, từ đó, mà tôi bỏ chơi luôn, có ý thức tự răn, rèn mình để thành người có ích cho xã hội như bố mẹ mong muốn”.
“Đương nhiên, xã hội bây giờ đã khác xưa rất nhiều, nhưng tới giờ anh chị em chúng tôi vẫn gìn giữ được nề nếp này để củng cố trách nhiệm của mỗi người. Chính truyền thống gia đình, trách nhiệm và sự giữ gìn gia phong đã ngăn mỗi người khỏi những hành động không phù hợp, mỗi thành viên sẽ rất cẩn trọng trong công việc, trong ứng xử, không muốn có sai sót, làm ảnh hưởng tới thanh danh gia đình, gia tộc”.
“Nếu đã xây dựng được nề nếp gia đình, các thành viên sẽ đứng vững trước ngọn gió phong ba bão táp của xã hội” – ông Huy cảm động khi nhớ lại những việc làm, những tình cảm mà người mẹ - người thầy đầu tiên đã dành cho cả gia đình mình.
Chi Mai ghi
Link: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/281960/cach-giu-con-cua-phu-nhan-bo-truong-giao-duc.html
Cha tôi, người thầy đầu tiên của chúng tôi
Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:
Cha tôi, người thầy đầu tiên của chúng tôi
14:00 05/01/2016GS.TS Nguyễn Văn Huyên (1908 - 1975) là nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (bây giờ gọi là Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo) trong 29 năm, từ năm 1946 đến 1975. Vợ ông là bà Vi Kim Ngọc - con gái chính thất nguyên Tổng đốc Thái Bình, Hà Đông Vi Văn Định.
- Thành lập “Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên”
- Nhà văn hóa Nguyễn Văn Huyên (16-11-1908 - 19-10-1975): Đạo lý làm đầu
- Nguyễn Văn Huyên - Một tấm gương về nhân cách
Sưu tập tem - Bài học đầu đời về tính kiên trì
GS.TS Nguyễn Văn Huyên có một thói quen là sưu tập tem, thói quen ấy đã được ông "truyền" lại, hướng dẫn cho các con của mình, đặc biệt là cậu con trai Nguyễn Văn Huy ngay từ hồi cậu bắt đầu có nhận thức về nó.
Ông bảo với các con rằng đừng xem thường các con tem, vì qua chơi tem người ta sẽ học được rất nhiều điều, học được địa lý, qua hình ảnh của các nước trên con tem, chơi tem học được lịch sử, hiểu con người, thiên nhiên, cây cỏ hoa lá qua những hình ảnh trên mỗi con tem. Từ con tem, các con ông sẽ phải tìm sách đủ loại trên giá sách của ông để đọc và tìm hiểu.
Với GS.TS Nguyễn Văn Huyên, nó như bộ bách khoa toàn thư, và đồng thời, chơi tem học được cái tỉ mỉ, cái nâng giữ của mình với hiện vật, từ cái răng tem để không bị đứt, rách. Bởi vậy mà trên bàn làm việc của ông lúc nào cũng có dao và kéo, kéo để cắt bì thư, dao để rạch cho đỡ bị rách.
GS. Nguyễn Văn Huyên và vợ, tháng 8-1975. |
Vì mê mẩn sưu tập tem nên Nguyễn Văn Huy chểnh mảng học hành. Cộng với một thú chơi thứ hai là mê chơi cờ tướng, chơi với các bạn, các anh chị, thậm chí với... các cụ già. Chơi nhiều thì học... đuối dần. Cậu bé Huy bị một môn không đủ điểm và bị... lưu ban học thêm một năm lớp 5. Thời điểm ấy, GS.TS Nguyễn Văn Huyên đang làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Khi thầy giáo hỏi ý kiến ông, ông đã bảo, để cho con học lại một năm nữa cho... chắc kiến thức.
GS.TS Nguyễn Văn Huyên gọi con lại và nhẹ nhàng khuyên bảo: "Cuộc đời con rất dài và chủ yếu do con tự quyết định, con phải phấn đấu từ bây giờ thì mới có tương lai, tương lai là do sự nỗ lực của con". Sau vụ lưu ban đó, Nguyễn Văn Huy đã tỉnh ngộ bỏ hẳn thú chơi tem và cờ tướng để quyết tâm học hành. Mặc dù, thỉnh thoảng Nguyễn Văn Huy vẫn được bố cho một phong bì đầy tem nhưng chỉ chơi vào lúc rảnh rỗi, khi đã làm xong bài tập.
GS.TS Nguyễn Văn Huy chia sẻ: "Điều tuyệt vời của bố tôi là rất thân các con, nhưng không can thiệp quá sâu vào đời sống riêng cũng như chiều chuộng quá mức để các con ỷ lại. Ai mà nghĩ là con của Bộ trưởng Bộ Giáo dục lại bị... lưu ban! Nhưng ông hiểu rõ tâm tính từng đứa con một, ông làm vậy là có ý của ông. Bản thân tôi đã nhận ra và có một bài học nhớ đời và tự sửa chữa. Chính vì thế nên tôi nể trọng bố tôi cũng như cách sống của ông. Ông không thực sự bên cạnh các con nhiều vì quá bận rộn, nhưng đi đâu làm gì tôi cũng nghĩ đến bố và tưởng tượng xem, nếu là bố trong trường hợp ấy ông sẽ làm gì và xử sự như thế nào?
Sau việc lưu ban, ông bà không mắng mỏ gì mà ông vẫn cắt tem về cho tôi, vì ông hiểu rõ giá trị của việc chơi tem, tập cho tôi tính kiên trì, sự phân loại hợp lý, logic từng chủng loại, từng chủ đề... Điều này giúp ích cho tôi rất nhiều sau này khi tôi làm công việc liên quan đến bảo tàng. Việc bố huấn luyện mình chơi tem phát huy tác dụng, từ việc tôn trọng hiện vật, cách thức bảo quản, sắp xếp cho hợp lý, logic... Cho nên tôi rất biết ơn bố về việc đó. Dù vô tình hay hữu ý nhưng ông cũng đã cho mình một cái... nghề ngay khi mình mới học lớp 5.
Sau này, khi tôi đã lớn, ông lại truyền niềm yêu thích cho các cháu cả khi ông đã về hưu. Cho đến nay chúng tôi có cả một bộ sưu tập tem rất lớn, thậm chí là tôi vẫn giữ rất nhiều tem thư bố tôi cắt từ phong bì mà chưa làm cho nó rã ra. Bây giờ tôi giống bố ở chỗ, luôn có cái kéo và con dao trên bàn làm việc, nhận được một bức thư hoặc phong bì là phải cắt (chứ không bao giờ xé) cái góc có tem cất đi cho... các cháu.
Những bức thư của tình yêu
GS.TS Nguyễn Văn Huy kể lại rằng, cha ông là một người chăm viết thư cho các con và qua mỗi bức thư, ông đều thể hiện tình yêu thương cũng như sự quan tâm lớn dành cho các con, dù ông bận trăm công nghìn việc.
Năm 1966, khi sơ tán lên Thái Nguyên, anh sinh viên năm thứ 4 Khoa Sử, Đại học Tổng hợp Nguyễn Văn Huy viết thư cho bố xin lời khuyên nên chọn ngành nào: Sử hiện đại, dân tộc học hay khảo cổ học... Trong thư trả lời, ông cụ đã viết: "Con hãy trao đổi với các thầy và con tự quyết định lấy cái việc học đấy, nhưng kinh nghiệm của cậu là chỉ có say mê và khi say mê thì sẽ nghiên cứu sâu, ngành nào cũng hay, cũng có đóng góp cho xã hội". Khi nhận được thư bố, Nguyễn Văn Huy đã không trao đổi với các thầy mà quyết định chọn ngành Dân tộc học vì nghĩ đến thư viện sách thời Pháp về dân tộc học mà bố đã lưu giữ bao nhiêu năm ở nhà. GS.TS Nguyễn Văn Huy đã chọn đi theo con đường mà thực ra nó đã có trong máu ông từ thời thơ bé.
GS. TS Nguyễn Văn Huy kể lại rằng, cha ông viết thư cho tất cả các con và coi đó như một sợi dây tình cảm gắn bó lâu bền. Đặc biệt, các chị em của ông ai cũng có ý thức giữ gìn những bức thư, như những kỷ vật thiêng liêng. Điều này có được là do truyền thống gia đình, từ người mẹ tuyệt vời đầy hy sinh của ông. Bà là người đã giữ tất cả những kỷ vật dù nhỏ hay to của cha ông như những báu vật thiêng liêng.
Gia đình GS. Nguyễn Văn Huyên tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang, năm 1951. |
Huyên cũng như bao nhiêu anh em sinh trưởng trong một nước nô lệ từ ngày hiểu biết tới nay ngoài hai chục năm thở vắn than dài, cố sức của mình để thoát khỏi vòng áp chế. Ngọc cũng cảm thấy là trong 10 năm, hai ta sống với nhau hoàn toàn trong cảnh tạm bợ mà thôi. Ngọc thấy là Huyên không thiết gì ngoài cái tình thân mật trong gia đình, còn danh lợi thì dửng dưng không ham muốn, có thì dùng không bao giờ tự đi kiếm. Mà Ngọc là người sinh trưởng trong một gia đình hào phú cũng có trí cao thượng không bo bo giữ cái lợi tức thời nên cũng trợ giúp Huyên tìm đường thoát ly khỏi cái vong nô lệ...
Ngọc cũng thường nghĩ thế với Huyên từ khi chúng ta mới đắp cái tổ chim con ở gần ga Hàng Cỏ. Nữ Hạnh sinh ra ở đó, trong một bầu không khí mịt mù. Khi chú Bích Hà ra đời thì chúng ta đã thấy một chút tia sáng ló lên ở phương Đông. Vì thế Hà mới có tên là Bích Hà, Bích Hà là một vùng ánh sáng đỏ khi mặt trời mới hé trong cảnh bình minh. Đó là lúc bên Tây phương sao đã đổi ngôi rồi vậy! Và Hạnh sinh ra lúc thế giới đảo điên cần phải trau dồi lấy tính nết, sửa mình để chờ tranh thủ. Hạnh là chị lớn gây lấy cái rễ cho các rễ để đưa đường cho các em. Bích Hà sinh rồi thì chúng ta thấy ở ngoài trận thế vẫn không thuận lợi cho ta, ở trong thì cả nhà ốm yếu, cảm như lòng trời không tựa lòng ta. Nên khi sinh được Nữ Hiếu chúng ta lại nghĩ hay quay lại gia đình, sửa cái bụng Hiếu đã cảm giời đó. Hiếu là nghĩ đến trước ta mà cũng nghĩ đến sau ta nữa.
Khi xảy ra việc Nhật đuổi Pháp ở nước ta thì chúng ta mới thấy cảnh bình minh năm xưa mới mất hẳn. Chúng ta xoa tay nhảy vào vòng mà hy vọng. Chú Huy ra đời trong một buổi tuy cái nguy đầy rẫy nhưng ánh sáng huy hoàng đã bắt đầu bao phủ cả một góc trời Nam. Nhưng chúng ta muốn ánh sáng ấy đầy hạnh phúc và hòa bình trong thế hệ tương lai này nên chú Huy mới được gọi là Văn Huy. Bố là Văn Huyên, một ánh sáng nhẹ nhàng, mẹ là Kim Ngọc một vật quý không vết, con là Văn Huy phải tiến một bước dài trong các nguồn hạnh phúc của các chị lớn"...
Bảo tàng tư nhân Nguyễn Văn Huyên - niềm tự hào không chỉ của một gia đình
GS.TS Nguyễn Văn Huy kể lại rằng, cụ Huyên là người mê sách, những cuốn sách cụ yêu quý thường được bọc bìa cứng bằng da, nạm chữ vàng, cuối gáy có ghi chữ "Nguyễn Văn Huyên" và thường được bọc, cất giữ cẩn thận. Ngày xưa, khi đang làm Bộ trưởng bận rộn không có thời gian nhưng có hai điều cụ không bao giờ bỏ đó là: cứ chủ nhật là cụ soạn lại thư viện, sắp xếp sách vở, một lý do quan trọng trước hết là nếu không sắp xếp thì bị mối, con đuôi dài đục rỗng.
Mỗi lần soạn thư viện, cụ Huyên thường cho con trai Nguyễn Văn Huy tham gia cùng để trau dồi tình yêu sách. Điều thứ hai là dù khi làm việc cụ toàn tâm toàn ý với giáo dục đã đành nhưng máu nghiên cứu về lịch sử vẫn thấm vào cuộc đời và công việc, buổi tối rảnh rỗi cụ vẫn ghi chép rất nhiều, vẫn chép tay hàng tập giữ liệu lịch sử. Niềm say mê của cụ với sự logic trong vấn đề giữ gìn tư liệu nên đã giúp các con rất nhiều khi làm Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Hiện tại, có hàng nghìn kỷ vật liên quan đến cuộc đời, hoạt động của dòng tộc và bản thân cụ Nguyễn Văn Huyên nhưng ở Bảo tàng thì chỉ mới trưng bày khoảng 400 kỷ vật.
GS.TS Nguyễn Văn Huy chia sẻ: Cả một đời, cha mẹ ông sống thanh sạch và là những người thầy lớn cho các con. Cụ Huyên là một nhà dân tộc học nên rất bám vào thực tiễn của đời sống, cụ quan niệm dân tộc học là cuộc sống nên trong 29 năm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cụ luôn bám trò, bám thầy, bám trường, ở đâu khó khăn là đến đó, ở những nơi khó khăn, xa xôi rất nhiều hiểm nguy cụ đều đặt chân đến. Tình yêu cuộc sống, con người, công việc của cụ cũng như hy sinh của người mẹ rất mực thương con và hy sinh cả đời cho chồng và các con đã là một tấm gương sáng để cho các con học tập.
Để có sự thành đạt của ngày hôm nay, ngoài hình bóng người cha, ông và các chị đã học được những bài học lớn từ người mẹ. Bà vốn là con gái cưng của cụ Vi Văn Định, nguyên là Tổng đốc tỉnh Thái Bình. Lớn lên trong nhung lụa, nhưng khi gặp GS.TS Nguyễn Văn Huyên và trở thành vợ ông, bà bỏ tất cả để đi theo kháng chiến.
Cũng phải nói thêm một chi tiết rằng, chị gái và cháu gái của bà đều là vợ của các nhà khoa học, trí thức tên tuổi như GS. Hồ Đắc Di, GS. Tôn Thất Tùng... Các anh chị em trong gia đình GS. TS Nguyễn Văn Huy đều xem mẹ mình như một tấm gương sáng về sự nỗ lực vươn lên... Bà vừa lo lắng cho gia đình vừa đi học bổ túc văn hóa, rồi học trung cấp y và trở thành người kỹ thuật viên đứng đầu phòng nghiên cứu của GS. Đặng Văn Ngữ. Bà học tiếng Pháp và học vẽ tranh. Sau này bà đã trở thành Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Tranh của họa sĩ Vi Kim Ngọc hiện được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Với ba thế hệ làm khoa học, gia đình giáo sư Nguyễn Văn Huyên đều đã có những thành tựu đối với đời sống. Thế hệ thứ ba, cháu ngoại GS Nguyễn Văn Huyên là TS.BS Nguyễn Lân Hiếu, là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Điều hạnh phúc nhất là các con cháu dù ở lĩnh vực nào cũng đều đoàn kết, yêu thương nhau để cùng xây dựng một truyền thống gia đình với những mốc son đã ghi dấu cùng năm tháng.
Trần Hoàng Thiên Kim
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)