Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Tưởng nhớ ông Nguyễn Văn Huyên


Ngày 15 tháng 9 âm lịch là giỗ ông Nguyễn Văn Huyên. Hình ảnh những tháng cuối cùng của ông chúng tôi còn nhớ mãi.

Không thể quên được vẻ mặt ông và lời nói vui mừng biết bao cùng cả nhà chia sẻ, theo dõi từng giờ phút kết thúc cuộc chiến 30 năm. Ông kiếm một bánh pháo về đốt.

Bức thư cuối cùng ông gửi ông Hồ Trúc, thứ trưởng Bộ Giáo dục, từ bệnh viện ở Berlin, nói về công việc và bày tỏ sự tiếc nuối không thể cùng anh chị em ở Bộ gánh vác công việc nặng nề phát triển giáo dục khi đất nước thống nhất. Ông nhờ gửi lời thăm đến ông Nguyễn Hữu Dụng và anh chị em làm giáo dục ở miền nam. Bức thư này ông Hồ Trúc tặng lại gia đình, nay đang lưu ở Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, như một lời vĩnh biệt của ông cho toàn ngành Giáo dục.

Ông có thói quen uống cà phê nên đi đâu cũng mang cà phê và phin pha cà phê theo mình. Trong những ngày kháng chiến gian khổ nhất cho đến những ngày nằm ở bệnh viện Berlin thói quen này vẫn được giữ. Ông tự pha cho mình. 40 năm qua mỗi lần giỗ ông chúng tôi đều không quên pha một phin cà phê đặt trên bàn thờ. Ở Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên cũng có một phin với chiếc cốc và chiếc thìa ông vẫn quen dùng.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Kỷ niệm 20 thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bài phát biểu của PGS. TS Nguyễn Văn Huy thay mặt thế hệ đầu xây dựng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN) tại lễ Kỷ niệm 20 thành lập Bảo tàng DTHVN ngày 24 tháng 10 năm 2015.


Trong lúc này nhớ lại 20 năm trước khi nhận quyết định của Chính phủ thành lập BTDTHVN những người thuộc thế hệ đầu tiên của Bảo tàng chỉ 18-20 người vô cùng phấn khởi và cũng rất lo lắng trước một nhiệm vụ quá to lớn mà chưa có ai từng làm bao giờ. Trên mảnh đất này lúc đó chỉ là đồng không mông quạnh, thậm chí không có đường vào. Kinh phí thì ít ỏi. Hiện vật thì không có gì. Làm thế nào đây? Đó là câu hỏi day dứt tất cả thế hệ chúng tôi.

Điều đầu tiên với chúng tôi là xây dựng quyết tâm vì một mục tiêu- xây dựng một bảo tàng tốt nhất trong điều kiện có thể. Tất cả đều quyết tâm, đều làm việc với trách nhiệm cao nhất. Mọi người thực sự đều say sưa với công việc. Càng làm càng say sưa, càng hứng thú. Sự hứng thú đi cùng với mỗi thành công và cứ thế cứ thúc đẩy lẫn nhau. Mọi người đều đồng tâm học, làm và sáng tạo.

Chúng tôi, cả một tập thể cũng hiểu rằng chỉ có đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau thì mới hoàn thành được nhiệm vụ to lớn này. Đó còn là sự hợp tác cả trong nước và quốc tế. Chúng tôi đã làm được điều đó.

Bảo tàng khi đó được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Trung tâm KHXH và nhân văn quốc gia, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm KHXHVN. Bao khó khăn của bảo tàng đã được lãnh đao Trung tâm và cao hơn là cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước quan tâm, trực tiếp giải quyết tiếp.

Nhờ tất cả những điều đó BT đã từng bước hình thành và phát triển. Bảo tàng xây dựng dần được thương hiệu trong xã hội. Thương hiệu: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Những thế hệ kế tiếp đã tiếp tục những công việc của chúng tôi một cách đáng tự hào. Thương hiệu được giữ vững và ngày càng nâng cao.

Hôm nay, kỷ niệm 20 thành lập BT, chúng ta lại mở ra một chương mới bằng việc được Đảng và nhà nước đánh giá cao, trao tặng huân chương cao quý; và mở ra khai trương 2 trưng bày đặc biệt về văn hóa Đông Nam Á và Văn hóa thế giới ở tòa nhà Cánh Diều. Thế hệ chúng tôi luôn tin tưởng và mong rằng Bảo tàng của chúng ta sẽ luôn luôn vững bước phát triển, xứng đáng với sự tin cậy của Nhân Dân.

Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên nhận Huân chương Lao động

Ngày 24 tháng 10 năm 2015, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên nhận Huân chương Lao động hạng Nhì về những đóng góp của ông trong việc xây dựng và phát triển Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (1995-2006).


Ths. Nguyễn Đức Tăng (Văn phòng UNESCO Hà Nội): "PGS.TS. Nguyễn Văn Huy không chỉ đóng góp xây dựng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Dù đến với ngành bảo tàng muộn, ông đã giúp quốc tế biết đến bảo tàng Việt Nam. Bảo tàng của ông trở thành hình mẫu cho nhiều bảo tàng trên thế giới. Ông biến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam non trẻ trở thành lựa chọn số một của người dân Hà Nội khi tìm kiếm đến một nơi cho con cái họ vừa chơi vừa học đúng nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của ông, Bảo tàng DTHVN đã trở thành con chim đầu đàn về đổi mới và luôn luôn học hỏi những điều mới. Quan trọng hơn, ông đã tạo ra cảm hứng và động lực cho nhiều thế hệ cán bộ bảo tàng Việt Nam trong phát triển nghề nghiệp của mình."

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Berlin, 19 tháng 10 năm 1975

Ngày 19 tháng 10 năm 1975 (40 năm trước) ông Nguyễn Văn Huyên qua đời sau một ca phẫu thuật ở Berlin, CHDC Đức. Ông tin tưởng ở nền y học Đức, không nghĩ là mình sẽ ra đi mãi trong chuyến đi này nên không một lời căn dặn, từ biệt mẹ và các con.


Trong Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên có trưng bày một tờ lịch 19/10/1985 được bà Vi Kim Ngọc dán trong cuốn Nhật ký của mình bên cạnh những tâm sự của bà 10 năm xa cách ông.


Tấm ảnh dưới chụp tại Matxcova trong chuyến đi đầy kỷ niệm của ông bà trước khi ông mất 2 tháng.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

the Nguyen Van Huyen Museum on ASEMUS

Vừa trở thành 1 trong 5 bảo tàng Việt Nam tham gia Mạng lưới bảo tàng Á-Âu (ASEMUS), Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên góp thêm một viên gạch nhằm xây dựng quan hệ, trao đổi tri thức giữa các dân tộc ở châu Á và châu Âu thông qua hoạt động văn hóa.

Nguyen Van Huyen Museum, Hanoi

Nguyen Van Huyen Museum - inside1 Nguyen Van Huyen Museum - Outside
The Nguyen Van Huyen Museum, Hanoi, presents the life and career of Professor Nguyen Van Huyen, a Minister of Education of Viet Nam (1946-1975). Established by his son, Professor Nguyen Van Huy, the Museum is located in Professor Nguyen’s home village, in Lai Xa village, Hoai Duc district, Hanoi. Professor Nguyen Van Huy is also the founding director of the Vietnam Museum of Ethnology, established in 1995.
The Nguyen Van Huyen Museum has 150 square meters for its permanent exhibition. Consisting of about 400 objects, the permanent exhibition is organised into four floors, and four subsections or themes. The objects include family notebooks, photos, diaries, dissertations, books and furniture that tell a number of stories about the life of Mr. Nguyen Van Huyen, a key figure in the history of the establishment of the educational system of the Democratic Republic of Viet Nam (currently the Socialist Republic of Viet Nam).
The objects are dated from the late 19th century until the late 20th century. Throughout the exhibition, many stories are told using the voices of the children of Prof. Nguyen Van Huyen. This makes the museum distinct from other state-run museums in Viet Nam and other countries.
Coming to the Nguyen Van Huyen Museum, visitors not only learn about the life and career of Prof. Nguyen Van Huyen, but also get to know a national history and changes through the life of a political figure. This is in line with the Museum’s motto: ‘the history of the country begins from each individual’.
Permanent collections: legal documents, personal records, paintings, photos and video clips presenting the life and work of Professor Nguyen Van Huyen (1905-1975) as a French-educated scholar and a minister of Education of the Democratic Republic of Viet Nam (1946-1975).

View all Asia-Europe Museum Network (ASEMUS) members in Viet Nam

http://asemus.museum/museum/nguyen-van-huyen-museum-viet-nam/