Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Hội thảo khoa học "Nhân học ở Việt Nam: Lịch sử, Hiện trạng và Triển vọng"

Hội thảo dành một tiểu ban gồm các tham luận phân tích về những đóng góp khoa học và hoạt động giáo dục của GS. Nguyễn Văn Huyên trong việc xây dựng ngành dân tộc học/nhân học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.

Tiểu ban: Nguyễn Văn Huyên và Nhân học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Chủ trì:
GS.TS. Ngô Văn Lệ
PGS.TS. Nguyễn Văn Huy

1. TS. Olivier TESSIER, Những bước đi đầu tiên của ngành Dân tộc học ở Việt Nam: Vai trò quan trọng của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp
2. GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Văn Huyên và việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam
3. PGS.TS. Đỗ Lai Thúy, Di sản Nguyễn Văn Huyên, hôm nay nhìn lại
4. TS. Đinh Hồng Hải, Những tri thức bác học của Nguyễn Văn Huyên (Một số dẫn liệu từ bộ sách Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam)
5. PGS.TS. Nguyễn Phương Ngọc, Nguyễn Văn Huyên với việc tổ chức nghiên cứu và đào tạo
cho ngành Nhân học trước năm 1945
6. Ths. Nguyễn Mạnh Tiến, Xác lập căn cước dân tộc - Trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX đối
diện với sự kiện Hát đối đáp, trường hợp Nguyễn Văn Huyên

Thời gian: 10h30-12h, phòng 506 nhà E, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội


Trên phạm vi quốc tế, nhân học là một ngành khoa học cơ bản, ra đời từ thế kỷ XIX, có vị trí học thuật quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt sâu sắc, đã và đang được triển khai đào tạo ở nhiều trường đại học trên thế giới. Với đối tượng nghiên cứu là con người, nhân học bao quát nhiều chủ đề, từ khía cạnh sinh học đến văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục, nghệ thuật, pháp luật, sức khỏe, v.v. ở các không gian và thời gian khác nhau.

Ở Việt Nam, truyền thống dân tộc học theo mô hình của Pháp đã được định hình từ đầu thế kỷ XX. Trong nửa sau thế kỷ XX, truyền thống dân tộc học theo mô hình Xô-viết từng bước được xây dựng, phát triển và có những đóng góp quan trọng cho nhà nước và xã hội. Từ đầu những năm 1990, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, xu thế đổi mới, mở rộng dân tộc học thành nhân học đã mở ra một chương mới trong lịch sử xây dựng và phát triển của ngành học. Quá trình đổi mới, phát triển và mở rộng đối tượng nghiên cứu và đào tạo của ngành học trong những thập kỷ vừa qua vừa mang lại những cơ hội mới, song cũng chứa đựng những thách thức, cần được trao đổi, phân tích và phải có hướng giải quyết một cách hiệu quả.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) phối hợp với Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Viện Dân tộc học và Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên tổ chức hội thảo quốc tế nhằm mục đích: (i) Đánh giá về lịch sử, hiện trạng, thành tựu và thách thức của ngành, đề ra các giải pháp thúc đẩy đào tạo, nghiên cứu, xây dựng thể chế và phát triển ngành học; (ii) Công bố kết quả nghiên cứu mới về một số chủ đề cơ bản của ngành; và (iii) Tăng cường hợp tác giữa các nhà nhân học/dân tộc học, các đơn vị nghiên cứu và đào tạo nhân học/dân tộc học ở trong nước và nước ngoài, thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo, công bố khoa học, trao đổi tài liệu, v.v.

CÁC CHỦ ĐỀ CỦA HỘI THẢO
-         Lịch sử, thành tựu và thách thức trong công tác xây dựng thể chế ngành học (các bộ môn, khoa, viện nghiên cứu, tạp chí, hội, bảo tàng, v.v.), công tác đào tạo và nghiên cứu của ngành.
-         Vị trí, vai trò và đóng góp của một số nhà nhân học đầu đàn, đầu ngành trong quá trình xây dựng ngành học trong thế kỷ XX.
-         Kết quả nghiên cứu mới về các chủ đề: tộc người, đô thị hóa, sinh kế, các thể chế văn hóa và biến đổi xã hội.

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM CỦA HỘI THẢO
-        Thời gian: 29 tháng 9 năm 2015
-        Địa điểm hội thảo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

CÁC MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG
-         6/4/2015: Thông báo lần 1 mời nộp tóm tắt báo cáo tham gia hội thảo
-         31/5/2015: Hạn nộp tóm tắt báo cáo
-         8/6/2015: Thông báo lần 2 mời viết báo cáo tham gia hội thảo
-         31/8/2015: Hạn nộp toàn văn báo cáo
-         10/9/2015: Thông báo lần 3 về Chương trình hội thảo
-         29/9/2015: Hội thảo

THỂ LỆ BÁO CÁO
-         Báo cáo tóm tắt dài 200 - 350 từ.
-         Báo cáo toàn văn dài không quá 10.000 từ.

ĐỊA CHỈ NHẬN TÓM TẮT, BÁO CÁO TOÀN VĂN VÀ LIÊN HỆ HỘI THẢO

PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu, Chủ nhiệm Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: nvsuu@yahoo.com.

WEBSITE CÁC ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
Website Khoa Nhân học: http://nhanhoc.edu.vn
Website Viện Dân tộc học: http://viendantochoc.vass.gov.vn
Website Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: www.nguyenvanhuyen.org.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét