Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Triển lãm áo dài của gia đình cố Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên

Hàng chục ảnh tư liệu và hiện vật áo dài xưa của gia đình cố bộ trưởng nổi tiếng lần đầu được trưng bày ở TP HCM. 

Triển lãm "Áo dài và câu chuyện cuộc đời" do Bảo tàng Áo dài của nhà thiết kế Sĩ Hoàng (tại Long Thuận, Long Phước, quận 9, TP HCM) lần đầu phối hợp Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên ở Hà Nội tổ chức.
Chương trình giới thiệu 78 bức ảnh ghi lại nhiều khoảnh khắc trong cuộc đời của bà Vi Kim Ngọc - phu nhân của cố giáo sư Nguyễn Văn Huyên - Bộ trưởng Bộ Giáo dục (từ 1946 đến 1975) - cùng các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, triển lãm trưng bày nhiều hiện vật áo dài của gia đình cố bộ trưởng. Các kiểu áo truyền thống có chất liệu gấm, lụa với họa tiết hoa trang nhã, thanh lịch gợi nhớ hình ảnh sang trọng, đài các của phụ nữ Việt Nam một thời. Các mẫu áo từng được bà Vi Kim Ngọc và thành viên gia đình mặc trong những dịp khác nhau, kể cả các dịp đặc biệt như lễ Tết, cưới hỏi.
trien-lam-ao-dai-cua-gia-dinh-co-bo-truong-giao-duc-nguyen-van-huyen
Bà Vi Kim Ngọc và chồng - ông Nguyễn Văn Huyên - trong đám cưới năm 1936. Đều theo Tây học, cả hai luôn giữ trọn nếp văn hóa truyền thống khi thích mặc áo dài trong nhiều dịp. Ảnh tư liệu.
Trong 72 năm cuộc đời, trải qua nhiều thăng trầm và biến động của lịch sử, bà Vi Kim Ngọc luôn giữ tình yêu son sắt dành cho tà áo truyền thống của dân tộc. Áo dài gắn liền với cuộc đời bà từ ấu thơ đến tuổi thanh xuân, đến khi về nhà chồng, có con và là hậu phương vững chắc cho chồng trong giai đoạn chiến tranh gian khổ.
Bà Vi Kim Ngọc là con gái của ông Vi Văn Định, tổng đốc Thái Bình một thời. Bà là cô gái dân tộc Tày, nổi tiếng xinh đẹp lại am hiểu cầm, kỳ, thi, họa. Ngày ấy, khi về sống trên đất Hà Nội, bà Kim Ngọc mau chóng bị vẻ kín đáo và hợp thời trang của áo dài thu hút. Áo dài chiếm phần lớn trong số trang phục bà có từ thời trẻ đến khi lớn tuổi. Những năm chiến tranh, trên những chặng đường di tản cư, di chuyển chỗ ở, dù vất vả, bà vẫn cố gắng gói ghém, giữ gìn từng tà áo.
* Con gái cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên kể về tình yêu áo dài của mẹ
Con gái cố Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên nói về áo dài
 
 
Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Kim Nữ Hiếu - con gái của cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên - kể bà và các con cháu chịu ảnh hưởng từ người mẹ quá cố về tình yêu dành cho áo dài. Bà Nữ Hiếu nhớ như in hình ảnh thanh mảnh, dịu dàng của mẹ khi diện áo trong những ngày đông cùng chiếc khăn quàng duyên dáng ở cổ hay hình ảnh sang trọng khi bà diện áo truyền thống dự những sự kiện mang tính chất ngoại giao, giao lưu quốc tế bên cạnh chồng.
"Tôi còn nhớ vào buổi sáng tiễn bố đi Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, mẹ đánh thức chị em chúng tôi dậy và mặc cho chúng tôi những bộ áo dài rất đẹp", bà Nữ Hiếu xúc động kể lại khoảnh khắc tuổi thơ. Trân quý tà áo đến thế, trong lúc khó khăn trên rừng thời kháng chiến chống thực dân Pháp, bà Kim Ngọc từng nén nỗi buồn, tự tay cắt áo dài lấy vải may quần áo cho các con.
trien-lam-ao-dai-cua-gia-dinh-co-bo-truong-giao-duc-nguyen-van-huyen-1
Từ phải qua: Tiến sĩ Nguyễn Vũ Hoàng (cháu nội ông Nguyễn Văn Huyên), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu và cháu dâu Nguyễn Thị Thu Hường tại triển lãm áo dài ở TP HCM.
Những ký ức của gia đình cố giáo sư được lưu giữ trên tà áo dài như những trang sử sống động về nếp sống, nghĩ của một dòng tộc, đồng thời phản ánh được lát cắt về nét văn hóa, xã hội qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước.
Triển lãm được tổ chức nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.Lần đầu tiên Bảo tàng Áo dài phối hợp Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên ở Hà Nội tổ chức sự kiện.
trien-lam-ao-dai-cua-gia-dinh-co-bo-truong-giao-duc-nguyen-van-huyen-2
Bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu bên kỷ vật của gia đình tại triển lãm.
Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) quê làng Lai Xá, Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội). Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Văn Huyên tại vị 29 năm (từ năm 1946 đến 1975). Ông là người có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục nước nhà.
Năm 1935, ông Nguyễn Văn Huyên du học ở Pháp về, từ chối làm quan, chỉ đi dạy học. Ông trở thành giáo sư dạy Sử - Địa ở trường Trung học Bảo hộ (trường Bưởi). Ông và bà Vi Kim Ngọc gặp nhau qua sự giới thiệu của một người bạn, cũng là trí thức Tây học. Họ kết hôn năm 1936. Thời bấy giờ, hôn nhân dựa trên tình yêu còn chưa phổ biến, bà Kim Ngọc khi mới 13 tuổi đã được hứa hôn với một gia đình môn đăng hộ đối. Để có được tình yêu của mình, tiểu thư Kim Ngọc tuổi 16 đã dám đấu tranh với cha mình là quan tổng đốc một tỉnh để hủy hôn ước. Bà đòi bằng được tự do để theo đuổi ước mơ "chọn người tài đức để trao gửi thân, nếu không gặp được đấng nam nhi hào hùng thì thà ở một mình suốt đời".
Thất Sơn

 

Tà áo gợi thương nhớ ở triển lãm tại Bảo tàng Áo dài

Hình ảnh bà Vi Kim Ngọc thời trẻ gắn liền với bộ áo dài.
Hình ảnh bà Vi Kim Ngọc thời trẻ gắn liền với bộ áo dài.
Áo dài họa tiết hoa
Áo dài họa tiết hoa với cổ cao, khuy bấm, mang đến nét kín đáo và nét duyên dáng cho người mặc.
ta-ao-goi-thuong-nho-o-trien-lam-tai-bao-tang-ao-dai-2
Bà Vi Kim Ngọc thường dùng các phụ kiện trang nhã khi mặc áo dài như vòng chuỗi, kiềng bạc, hoa tai.
ta-ao-goi-thuong-nho-o-trien-lam-tai-bao-tang-ao-dai-3
Bà Vi Kim Ngọc và chồng trong một lần đến Trung Quốc.;
Đại gia đình trong lễ cưới của ông Nguyễn Văn Huyên và bà Vi Kim Ngọc.
Đại gia đình mặc áo dài trong lễ cưới của ông Nguyễn Văn Huyên và bà Vi Kim Ngọc.
ta-ao-goi-thuong-nho-o-trien-lam-tai-bao-tang-ao-dai-5
Tà áo dài xưa phù hợp với cả nam và nữ thuộc mọi lứa tuổi.
ta-ao-goi-thuong-nho-o-trien-lam-tai-bao-tang-ao-dai-6
Không gian hoài niệm trong triển lãm áo dài.
ta-ao-goi-thuong-nho-o-trien-lam-tai-bao-tang-ao-dai-7
Hiện vật áo dài cưới của con gái bà Vi Kim Ngọc.
ta-ao-goi-thuong-nho-o-trien-lam-tai-bao-tang-ao-dai-8
Chiếc áo dài gấm của con gái bà Vi Kim Ngọc.
ta-ao-goi-thuong-nho-o-trien-lam-tai-bao-tang-ao-dai-9
Tại triển lãm, bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu kể về trang sử gia đình gắn liền với tà áo truyền thống.
Thất Sơn

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Áo dài và câu chuyện cuộc đời

Tại triển lãm, câu chuyện về bà Vi Kim Ngọc, phu nhân của cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã được khắc hoạ một phần thông qua niềm đam mê, tình cảm mà bà dành cho trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Ao dai va cau chuyen cuoc doi
Chân dung bà Vi Kim Ngọc, vợ cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên
Buổi lễ khai mạc có sự tham dự của Đại tá, Phó giáo sư Tiến sĩ Y khoa - Thầy thuốc nhân dân, Nguyên Phó gió đốc bệnh viện Quân y 108 - bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu. Đây là con gái thứ ba trong gia đình của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và bà Vi Kim Ngọc.
Triển lãm được diễn ra với thông tin kèm 78 bức ảnh (được in ra từ file ảnh gốc) cùng 5 chiếc áo dài ý nghĩa với gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên.
Ao dai va cau chuyen cuoc doi
Bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu, con gái thứ ba của cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và bà Vi Kim Ngọc
Theo bà Nữ Hiếu, cuộc đời mẹ bà gắn liền với chiếc áo dài. Bà Vi Kim Ngọc vốn là người dân tộc Tày, tuy nhiên, từ năm 13 tuổi khi theo cha xuống Hưng Yên sinh sống (cha bà là tuần phủ Hưng Yên thời điểm đó - PV), bà Kim Ngọc đã được tiếp xúc với văn hoá của người Hà Nội thông qua việc học đàn, học vẽ, văn hoá.
Chính vì thế, thời gian qua đi, vợ cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên đã nhanh chóng thấm nhuần và trở thành một người mang cốt cách của người Hà Nội. Điều này được xem là một bước thay đổi thú vị về văn hoá.
Ao dai va cau chuyen cuoc doi
Cảnh cưới của bà Vi Kim Ngọc và bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên
Bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu chia sẻ về giá trị của chiếc áo dài, tầm quan trọng của chúng với gia đình:
Vì bố là Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong suốt 29 năm (1946-1975) nên mẹ của bà Nữ Hiếu càng có điều kiện tiếp xúc với lãnh đạo trong nước, các nước đến thăm và cả những cơ hội đi nước ngoài.
Bà Kim Ngọc luôn nghĩ phải làm sao cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam phải đẹp và được tôn trọng. Và rằng vẻ đẹp này là hình ảnh của dân tộc, chứ không phải của cá nhân. Trong hồi ức của bà Nữ Hiếu vẫn còn hiện rõ hình ảnh: “Mẹ tôi trau chuốt nhưng rất giản dị. Mặc cái gì cũng luôn phải hợp hoàn cảnh”.
Ao dai va cau chuyen cuoc doi
Bà Nữ Hiếu nhìn ngắm lại hình ảnh của gia đình trong triển lãm
Ao dai va cau chuyen cuoc doi
Bà Vi Kim Ngọc mặc áo dài hoa
Bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu:
Mẹ thường dạy chúng tôi về lối sống sao cho trung thực, tình cảm, không biết nói khéo, không tô son vẽ phấn, công việc thì phải làm đến cùng, có trách nhiệm. Bà luôn dạy sống phải biết hoà mình, chia sẻ, không mang tính cá nhân. Quan trọng nhất, cái đức phải là cơ bản của cuộc đời con người.
Nói về những chiếc áo dài, trang phục được xem là hồn phách, cốt cách của bà Vi Kim Ngọc, cô con gái kể rõ: “Mẹ tôi rất quý áo dài, sưu tập từ những năm 30. Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra, rời khỏi Hà Nội, mẹ tôi vẫn mang theo áo dài. Thời điểm sống ở Việt Bắc, kháng chiến, địa hình rừng núi nên mang theo áo dài nhưng không có nhiều cơ hội mặc. Tôi còn nhớ rằng cứ mỗi dịp Tết, nếu như người dân tộc mặc trang phục đặc trưng thì mẹ và chúng tôi lại mặc áo dài. Đám cưới em ruột của mẹ (khoảng năm 1950) tại Việt Bắc thì gia đình chúng tôi cũng lại mang áo dài ra mặc”.
Những hồi ức trong khoảng thời gian khó khăn ấy với bà Nữ Hiếu khi nhớ lại vẫn là một bức tranh đẹp, bởi những giá trị truyền thống và tình thân gia đình được trân trọng.
Ao dai va cau chuyen cuoc doi
Bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu và chiếc áo dài cưới do mẹ đích thân chuẩn bị
Mẹ đam mê áo dài, vì thế loại trang phục này cũng sớm đi vào cuộc sống của 3 chị em gái. Nhớ lại kỳ niệm lần đầu được khoác lên chiếc áo dài, bà Nữ Hiếu vẫn còn tự hào: “Năm bố tôi cùng Bác Hồ và Thủ tước Phạm Văn Đồng đi hội nghị Fontainebleau để ký hiệp ước thì mẹ lại cho 3 chị em gái mặc 3 áo dài bông. Đó là màu của mận chín. Mẹ tôi luôn có ý thức rất rõ về hình ảnh, truyền thống của người phụ nữ Việt Nam”.
Ao dai va cau chuyen cuoc doi
Bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu (giữa, nhỏ nhất) và 2 chị gái được mặc áo dài màu mận vào năm 1946
"Khi hoà bình lặp lại, mẹ tôi mang áo dài trở lại với thủ đô và treo trong tủ quần áo rất trang trọng. Đến khi kháng chiến chống Mỹ, bà lại xếp gọn áo dài vào tủ, để khi sơ tán sẽ dễ dàng mang theo”, bà Nữ Hiếu nhớ lại và xúc động.
Chiếc áo dài vận cả vào ngày cưới của 4 chị em bà Nữ Hiếu. Bà rất tiếc do người chị thứ hai đang ở Nepal nên không thể lấy được chiếc áo dài để mang đến triển lãm cùng. Ba chị em gái của bà Nữ Hiếu và đứa em trai đều được đích thân mẹ chuẩn bị áo dài cưới.
Ao dai va cau chuyen cuoc doi
Áo dài cưới của người con cả trong gia đình Nguyễn Kim Nữ Hạnh
Dù câu chuyện đã xảy ra cách nay non nửa thế kỷ nhưng bà Nữ Hiếu vẫn còn nhớ rõ: “Chị cả của tôi được may chiếc áo dài kép (2 lớp). Tôi được may 2 áo dài: một áo gấm do bố mua vải từ Trung Quốc về, một chiếc nữa có in hoa hồng. Chiếc áo thứ hai được chuẩn bị cho ngày nhị hỉ. Tuy nhiên, đám cưới tôi rơi vào năm 1971, chiến tranh lại lụt lội rất lớn. Bố mới nói tôi rằng trong hoàn cảnh đó nên gương mẫu không tổ chức tiệc cưới nữa. Cuối cùng, tôi chỉ mặc áo dài gấm trong tiệc ra mắt họ hàng. Tôi vẫn tiếc vì không có điều kiện mặc chiếc áo thứ hai. Còn với cậu em trai, mẹ cũng chuẩn bị cho con dâu 2 áo dài”.
Ao dai va cau chuyen cuoc doi
Một trong 2 chiếc áo dài bà Vi Kim Ngọc chuẩn bị cho con dâu
Tình yêu áo dài đến bây giờ vẫn được lưu truyền các thế hệ trong gia đình của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Trong mắt các con, bà Vi Kim Ngọc không chỉ là một người phụ nữ đẹp mà rất giỏi giang và tài năng, khi cần bà có thể là hậu phương cho chồng, cho con, nhưng khi có cơ hội bà đều cố gắng ra ngoài làm việc để minh chứng cho năng lực của một người phụ nữ tân thời.
Đứng trước dòng chảy của thời trang, khi áo dài ngày một được cách tân hiện đại, bà Nữ Hiếu chia sẻ: “Mỗi thời một khác, nên việc cách tân áo dài là không xấu, nhưng đừng làm quá đáng mà thôi. Làm gì thì làm nhưng phải giữ được hồn áo dài”.
Thuỵ Khuê

http://phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/ao-dai-va-cau-chuyen-cuoc-doi-116578/

Áo dài và câu chuyện một cuộc đời

Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo VN 20.11 và ngày Di sản văn hóa VN 23.11, sáng 17.11, Bảo tàng Áo dài (TP.HCM) phối hợp cùng Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) khai mạc triển lãm Áo dài và câu chuyện một cuộc đời tại Bảo tàng Áo dài (206/19/30 Long Thuận, P. Long Phước, Q.9, TP.HCM). 
 

Thông qua những bức ảnh chụp ảnh bà Vi Kim Ngọc, vợ cố GS Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục VN (từ năm 1946 - 1975), mặc áo dài đời thường và trong vai trò phu nhân bộ trưởng khi tiếp đón quan chức, khách quốc tế…, triển lãm khắc họa chân dung của người phụ nữ “công, dung, ngôn, hạnh” suốt cả cuộc đời gắn bó với chiếc áo dài VN. Bà là “hậu phương” vững chắc để GS Nguyễn Văn Huyên có nhiều thời gian lo việc nước và cũng là điểm tựa giúp các con trưởng thành, trong đó có PGS-TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học VN, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên hiện nay.
78 hình ảnh trong triển lãm được chia thành nhiều chủ đề theo từng giai đoạn khác nhau: Thời tuổi trẻ, Đám cưới, Ở Việt Bắc, Hạnh phúc, Mẹ và con, Sum họp; diễn ra đến ngày 17.3.2018. 
 

“Áo dài và câu chuyện cuộc đời”

Ngày 17/11, nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Bảo tàng Áo dài (TP.HCM) phối hợp với Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) tổ chức triển lãm: “Áo dài và câu chuyện cuộc đời”.
Bà Nguyễn Kim Nữ hiếu và con trai PGS – TS Nguyễn Văn Huy chia sẻ về giá trị tà áo dài gắn với gia đình.
78 hình ảnh khắc họa chân dung về cuộc đời bà Vi Kim Ngọc, một người phụ nữ đức độ, tài hoa suốt đời gắn bó với tà áo dài Việt Nam. Bà là chỗ dựa vững chắc cho chồng: GS Nguyễn Văn Huyên, cố Bộ trưởng Bộ Giáo Dục (1946 – 1975); và cũng là “điểm tựa” cho các con, trong đó, có PGS – TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nay là Giám đốc bảo tàng Nguyễn Văn Huyên.

Một số hình ảnh ở gian trưng bày triển lãm
Cuộc triển lãm đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp về nhân cách và nét văn hóa truyền thống gắn bó, bảo tồn chiếc áo dài dân tộc của bà Vi Kim Ngọc.
Phước Quang

Triển lãm 'Áo dài và Câu chuyện một cuộc đời'


Nhân kỷ  niệm ngày 20/11 và ngày Di sản văn hóa 23/11, tại Bảo tàng Áo dài (Long Thuận, Quận 9, TP.HCM) đang có cuộc triển lãm chủ đề: Áo dài và câu chuyện cuộc đời. Đây là một cuộc triển lãm thú vị gồm 78 bức ảnh của bà Vi Kim Ngọc  - phu nhân cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên – cùng gia đình qua các giai đoạn và 5 chiếc áo dài của các con gái, con dâu trong gia đình. Triển lãm kéo dài từ ngày 17/11/2017 đến ngày  17/3/2018.
Đến dự buổi khai mạc triển lãm có con gái cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên – PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu. Trong bài phát biểu của mình, bà Hiếu nói: “Mẹ tôi tìm thấy vẻ đẹp, sự sang trọng của mình trong chiếc áo dài ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù lúc có đời sống sung túc hay lúc khó khăn, gian khổ. Mẹ tôi bày tỏ thể diện quốc gia trong cách lựa chọn kiểu cách, màu sắc khi mặc áo dài trong những buổi giao tiếp với khách quốc tế hay mỗi lần ra khỏi biên giới”. Chính vì tình yêu áo dài của bà Vi Kim Ngọc thể hiện qua cách bà nâng niu, giữ gìn những chiếc áo dài của mình hay chăm chút từng chiếc áo dài cho các con mà bà đã truyền tình cảm đặc biệt ấy với trang phục truyền thống của dân tộc sang các con bà. Bà Hiếu kể một kỷ niệm sâu sắc của mình với chiếc áo dài khi bà mới 4 tuổi, đó là lần cha bà đi công tác ở Hội nghị Fontainebleau năm 1946, mẹ bà đã cho 3 chị em gái diện 3 bộ áo dài thật đẹp để đến chào tạm biệt cha.
Bà Vi Kim Ngọc cùng 3 con gái và con trai trong lúc tạm biệt cha đi công tác
78 bức ảnh khắc họa chân dung bà Vi Kim Ngọc – người phụ nữ một đời gắn bó với tà áo dài dân tộc – từ khi bà còn trẻ, trong lễ thành hôn và với chồng, các con được thể hiện qua các chủ đề: Tuổi trẻ, Đám cưới, Mẹ và con, Ở Việt Bắc, Sum họp, Hạnh phúc, Thể diện quốc gia. Qua đó, có thể thấy dù trong giai đoạn đất nước có những biến động, bà Vi Kim Ngọc vẫn thể hiện niềm kiêu hãnh của mình với chiếc áo dài truyền thống. Bà đã tự tay chuẩn bị áo dài cho các con gái, con dâu trong dịp cưới. Bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu lập gia đình năm 1971, khi đất nước đang căng thẳng vì chiến tranh và lụt lội, gia đình không tổ chức tiệc tùng nhưng bà Vi Kim Ngọc vẫn mang vải ra cửa hiệu đặt may những chiếc áo dài thật đẹp cho lễ đón dâu và lễ nhị hỷ.
Bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu bên chiếc áo dài mặc trong lễ đón dâu của mình
Ngắm các bức ảnh và hiện vật, người xem có thể thấy được cốt cách người phụ nữ Việt trong bộ áo dài và hiểu được tinh thần, niềm kiêu hãnh của phụ nữ Việt trong việc giữ gìn bộ trang phục thiêng liêng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt và xót xa khi họ vì không còn cách nào khác đành tự tay cắt bỏ bộ áo dài để may quần áo cho con… mà bà Vi Kim Ngọc có thể được coi là một đại diện.
Lâm Hạnh
 

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Sinh viên K60 Khoa Nhân học

Các em sinh viên K60 Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Hà Nội, đến tham quan, học tập về chế độ hôn nhân và thân tộc thông qua sơ đồ phả hệ của dòng họ Vi ở Lạng Sơn và dòng họ Nguyễn Văn ở thôn Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội. Buổi đi thực tế này nằm trong khuôn khổ chuyên đề về thân tộc, hôn nhân và gia đình cho TS Nguyễn Trường Giang giảng dạy.



Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Căn nhà ông Nguyễn Văn Huyên đã ở hồi là làm nghiên cứu sinh 1930-1934

Đến thăm căn nhà 12 phố Thibaud, quận 14, Paris, căn nhà ông Nguyễn Văn Huyên đã ở hồi là làm nghiên cứu sinh 1930-1934. Trên thẻ thư viện quốc gia Paris số 5402 có ghi 2 lần địa chỉ của ông: 46 đại lộ Saint Germain (chắc là đổi nhà nên địa chỉ cũ bị xoá, rồi ghi lại nơi ở mới), 12 Thibaud. Học vị: Licencié d'histoire et de geographie. Chú Hưởng kể lúc đầu hai anh em ở trung tâm Paris sau đổi ra ngoại ô, chính là nói về 2 địa chỉ này.
Căn nhà 12 Rue de Thibaud nay được ghi là nhà 10-16. Tức là 4 căn nhà xưa (10,12,14,16) được làm thành một toà mới. Nhà nay có hàng chữ ghi rõ tên người chủ Massenat và các con
và 2 kiến trúc sư J. B Duccher, M Damaim thiết kế và xây dựng ngôi nhà năm 1930. Có thể khi nhà được xây dựng thì ông Huyên chuyển nhà, thuê nhà ở phố bên cạnh là 26 rue des Plantes.
Nhà có 2 cầu thang gỗ và 2 thang máy cổ ở phia cuối hành lang. Nền nhà vẫn lát gạch men hoa.
Căn nhà ở giữa một phố nhỏ gần đại lộ Tướng Leclerc và Avenue du Maine. Lên ga Alesia đi bộ 10 phút theo một trong hai đại lộ trên là tới nhà.






Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Bà Trần Nữ Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Uỷ ban Dân tộc, và ông Bùi Đức Thuận, Phó Chánh Văn phòng Sở Du lịch Hà Nội, cùng các đồng nghiệp đến trao đổi kiến thức về du lịch cho cộng đồng tại thôn Lai Xá, và tham quan 2 bảo tàng trong thôn: Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá và Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên.


Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Giới thiệu sách "Nguyễn Văn Huyên - Bản giao hưởng văn hóa"

 
Cuộc đời của GS. Nguyễn Văn Huyên, người đặt nền móng cho nghiên cứu văn hóa, văn minh Việt Nam, được nhà thơ Nguyễn Thụy Kha ví như bản giao hưởng văn hóa. Nhân dịp nhà thơ Thụy Kha đến tặng cuốn sách cho Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, chúng tôi sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với nhà thơ để giúp độc giả có thêm thông tin về cuốn sách mới này.
Buổi giao lưu sẽ bắt đầu vào lúc 11h sáng ngày 19 tháng 8 năm 2017 tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, xóm 5, thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Chúng tôi sẽ truyền trực tiếp bằng công nghệ live stream của Facebook. Kính mời quý vị theo dõi và đặt câu hỏi giao lưu.
Trân trọng,
Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Lãnh đạo thôn Lai Xá cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Văn Huy

Lãnh đạo thôn Lai Xá cảm ơn sự giúp đỡ của PGS Nguyễn Văn Huy, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên và các bạn, đồng nghiệp của ông Huy đã giúp đỡ thôn rất nhiều trong quá trình xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá đồng thời cùng bàn về tiếp tục hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển BT, đặc biệt phát triển công chung của BT. Vũ Thuỳ, đại diện nhóm tình nguyện viên của Đại học Văn Hoá, bày tỏ nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động của BT nhiếp ảnh và được thực hiện việc nghiên cứu về di sản và văn hoá đương đại ở làng Lai Xá.

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Người chụp tấm ảnh cuối cùng của ông bà Huyên

Lưu bút của TS Trần Thị Hoàng Oanh, người chụp những tấm ảnh cuối cùng về ông bà Huyên 9/1975 ở Liên Xô.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Du lich 1929-1930 #travelsMW

#MuseumWeek

Hai anh em Huyên và Hưởng cùng nhau học ở Montpellier, Paris có một định hướng là đi du lịch mỗi kỳ nghỉ hè để mở mang kiến thức, tầm nhìn và rèn luyện sức khỏe. Các ông leo núi Alpe và về nông thôn hái nho, tiếp xúc với những người nông dân Pháp hiếu khách... Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên còn lưu giữ được một số tấm ảnh về những cuộc đi du lịch ấy.

Ông Hưởng nói: chính sự rèn luyện ấy đã giúp ba cháu và chú có được sức khỏe dẻo dai thời kháng chiến chống thực dân Pháp,đạp xe hàng trăm cây số mà vẫn không sao.


Chèo thuyền và tennis #Sports



Trong Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên có 2 bức ảnh liên quan đến các môn thể thao mà ông Nguyễn Văn Huyên ưa thích. Một bức ông Huyên cùng nhóm bạn chơi tennis chụp kỷ niệm tại ngay sân tennis. Đó là những sinh viên Việt Nam học tại Đại học Montpellier vào khoảng năm 1927-1929. Bức ảnh thứ 2 là ông Huyên cùng người bạn thân cùng đi học với nhau ở Hà Nội Nguyễn Mạnh Tường nay lại cùng học ở Paris để lấy bằng tiến sĩ vào khoảng 1930-1932. Cả 2 đều thích môn thể thao chèo thuyền. Họ chăm học và thích thể thao. Những sinh viên này, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Hưởng... sau đều là những trí thức nổi tiếng có nhiều đóng góp với đất nước.