Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Chương trình giáo dục


Chương trình giáo dục dành cho học sinh khi tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Chương trình đã được thử nghiệm với một số trường từ tháng 12 năm 2014:

1. Trường THCS Đan Phượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội
2. Trường tư thục Nguyễn Văn Huyên, quận Đống Đa, Hà Nội

* Phiếu câu hỏi dành cho hoạt động giáo dục:
    - Dành cho học sinh tiểu học và THCS: Phiếu khám phá Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
    - Dành cho học sinh THCS và THPT: Phiếu khám phá hoạt động khoa học của giáo sư Nguyễn Văn Huyên
 
* Thông tin dành cho nhà trường và thầy cô giáo:
    - Phương thức hợp tác tổ chức hoạt động giáo dục
    - Kế hoạch tổ chức tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
    - Nội quy tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
    - Phong cách tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Xin mời ấn vào các đường link để tải về chương trình giáo dục của Bảo tàng.

Cảm tưởng của khách tham quan

1. Ông Đinh Quang Huy, sinh 1960, chưa từng nghe đến GS Nguyễn Văn Huyên trước khi đọc những bài báo trên mạng internet. Hôm nay ông Đinh Quang Huy đã quyết tâm vượt mưa gió và cái lạnh của đại hàn tới tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Ông chia sẻ: "Những thông tin trên mạng dù rất hay, nhưng chưa phản ánh hết được những câu chuyện mới, thú vị khác khi trải nghiệm tham quan trực tiếp tại Bảo tàng".



https://www.facebook.com/media/set/?set=a.783629608386074.1073741860.504579126291125&type=3

2. Học sinh trường THCS Nguyễn Văn Huyên, Hoài Đức, Hà Nội




Nâng cao tri thức về lịch sử đất nước

1. "Thăm Bảo tàng, không chỉ biết thêm về thân thế, sự nghiệp của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên mà phần nào còn thấy được bước chuyển động của xã hội và lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX."
Chia sẻ của PGS. TS. Vương Xuân Tình, Viện trưởng Viện Dân tộc học tại  Museum of Nguyen Van Huyen ngày 30/1/2015.


2. “Tôi vô cùng xúc động được thăm Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Một tấm gương lớn về lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, một nhà khoa học lớn. Bộ trưởng gắn bó làm nên nền giáo dục nước nhà suốt những năm tháng gian khó trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Xin trân trọng cảm ơn gia đình anh Nguyễn Văn Huy đã xây dựng Bảo tàng này với tấm lòng của nhà khoa học, gắn bó với sự nghiệp văn hóa - giáo dục của dân tộc, với tấm lòng hiếu nghĩa của những người con đã phát huy được truyền thống của gia đình, bố mẹ.
     Bảo tàng sẽ là địa chỉ góp phần rất ý nghĩa cho việc giáo dục thế hệ trẻ, cho công trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam, về GS.Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên”, Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. “Bảo tàng sẽ giới thiệu đến công chúng những bước đi đầu tiên và sự phát triển giáo dục của Việt Nam trong 30 mươi năm từ 1945- 1975: Đó là những tư liệu về khoa học xã hội và nhân văn cách đây gần cả thế kỷ”. PGS. TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Di sản của một bộ trưởng: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/158995/di-san-cua-mot-bo-truong.html

Phát triển niềm đam mê khoa học

“Nói về Giáo sư, cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, PGS.TS Nguyễn Văn Huy bảo rằng bài học lớn nhất ông nhận được từ người cha và đã thực hiện trong cuộc đời làm khoa học của mình là trí thức phải gắn với thực tiễn, không phải là làm khoa học trên sách vở.”

Lam Nhi (2014) PGS. TS Nguyễn Văn Huy: Không thể là “nhà dân tộc học ghế bành”, Đại Đoàn kết, 30/3/2014, liên kết internet: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1434&Style=1&ChiTiet=79026

Xây dựng tình cảm gia đình

Qua trưng bày, Bảo tàng hướng du khách tự tìm hiểu về gia đình của chính bản thân mình, trân trọng những ký ức và sự kiện diễn ra trong gia đình, từ đó trân trọng những giá trị của cuộc sống và gắn kết thêm tình cảm gia đình.

"Đây là tập sách "Hội Phù Đổng" bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Hà Nội năm 1938, do cha tôi là tác giả"... PGS.TS Nguyễn Văn Huy, người con trai út của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên trân trọng lật giở những trang sách đã ngả màu thời gian, được viết cách nay hơn 70 năm. Trong chiếc tủ gỗ, nơi lưu giữ những cuốn sách, công trình nghiên cứu của "ông Nghè" Nguyễn Văn Huyên, được đặt tại phòng khách của gia đình; tôi nhận thấy sự chăm chút, nâng niu gìn giữ những di sản vô giá không chỉ của gia đình, mà của cả nền văn hóa Việt Nam.

Chỉ tay vào một số kỉ vật, PGS.TS Nguyễn Văn Huy "thuyết minh": "Đây là chiếc mũ sắt cha tôi thường dùng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Quả trứng đà điểu này, nhân một chuyến công tác tại Phi châu những năm 1960, ông mang về để học trò có thể mục sở thị một mẫu vật rất quý hiếm thời đó"...

(2011) GS Nguyễn Văn Huyên – Một tấm gương về nhân cách, Công an nhân dân, 06/02/2011, liên kết internet: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gs-nguyen-van-huyen-mot-tam-guong-ve-nhan-cach-455661.htm

"Qua những hình ảnh và tư liệu riêng tư mà gia đình mới công bố, người xem có thể thấy rõ tình cảm thắm thiết của ông với phu nhân Vi Kim Ngọc và 4 người con. Nguyễn Văn Huyên sang Pháp du học từ năm 1926. Về nước năm 1935, năm 1936 ông cưới vợ là bà Vi Kim Ngọc, con gái của nguyên Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định. Là con gái tổng đốc nhưng bà Vi Kim Ngọc theo “làn gió mới”, và nổi tiếng xinh đẹp."

Ngân Anh (2015) Người vợ tài hoa của Bộ trưởng Giáo dục tại vị 29 năm, Vietnamnet, liên kết internet: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/213352/nguoi-vo-tai-hoa-cua-bo-truong-giao-duc-tai-vi-29-nam.html

Học bổng Nguyễn Văn Huyên

1. Học bổng do gia đình GS Nguyễn Văn Huyên trao cho học sinh xuất sắc tại trường THPT Nguyễn Văn Huyên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, từ năm học 1998-1999.

2. Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học Nguyễn Văn Huyên, thuộc Khoa Văn -Xã hội, Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên

3. Chúng tôi đang chuẩn bị xây dựng Quỹ học bổng dành cho sinh viên ngành Nhân học văn hóa-xã hội ở Việt Nam. Mong nhận được sự trợ giúp từ các nhà hảo tâm.

Các phim tư liệu về Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

1. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trên chương trình Không gian văn hóa, Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 14 tháng 11 năm 2014


2. Bản tin 23h về Lễ Khai trương Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trên VTV1, ngày 19 tháng 12 năm 2014


3. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trong chương trình Nhịp sống của VTV5, ngày 3 tháng 1 năm 2015.


4. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trong chương trình Cafe sáng của VTV3, ngày 20 tháng 1 năm 2015.


5. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - Một địa chỉ giáo dục thế hệ trẻ, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, ngày 1/12/2014.

 

6.  Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - Bảo tàng của ký ức gia đình (VTC14)


7.  Giới thiệu về đường Nguyễn Văn Huyên, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trong chương trình “Hà Nội của chúng ta” phát sóng ngày 19/4/2015 trên Kênh 1 của Đài PTTH Hà Nội.


8.  Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trong chương trình “Người Việt bốn phương” phát sóng ngày 24/4/2015 trên VTV4.


9. Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên trong chương trình "Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn", số 1, phát sóng ngày 26/4/2015 trên VTV2.


Những người bạn của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

I. Nhóm tham gia xây dựng nội dung, thiết kế Bảo tàng (phụ trách chính)

1. Véronique Doffus, Kiến trúc sư, Pháp
2. Patrick Hoarau, Họa sĩ, Pháp
3. TS. Võ Thị Thường, Nghiên cứu dân tộc học, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
4. Ths. Phạm Kim Ngân, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa
5. TS. Phạm Văn Dương, Phó Giám đốc, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
6. Ths. Nguyễn Thị Hồng Mai, Chuyên gia bảo quản, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
7. Ths. Phạm Đam Ca, Họa sĩ, Việt Nam
8. Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (HERITIST)

II. Những người bạn của Bảo tàng

9. Susan Bayly, Giáo sư nhân học, Cambridge University, Vương quốc Anh
10. Christine HemmetNghiên cứu dân tộc học, Bảo tàng Quai Branly, Pháp
13. TS. Amareswar Galla, Chuyên gia bảo tàng học, International Institute for the Inclusive Museum, Úc
14. TS. Rosalia Sciortino, Nghiên cứu nhân học, Italy
17. Trường THCS Nguyễn Văn Huyên, huyện Hoài Đức, Hà Nội
18. Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, TP Tuyên Quang